Thiếu máu não là một trong những bệnh lý rất cần được quan tâm bởi nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vậy thiếu máu não có triệu chứng gì và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Bạn đang đọc: Thiếu máu não có triệu chứng gì? Lời khuyên từ chuyên gia
1. Thiếu máu não là gì ?
Não đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Não cần được cung cấp lượng lớn oxy, máu và lượng đường để đảm bảo hoạt động hàng ngày. Một khi quá trình cung cấp máu bị ngưng trệ sẽ dẫn đến thiếu máu lên não, khiến cho chức năng của não bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trước đây, bệnh thiếu máu não thường xuất hiện ở những người trung nhiên và cao tuổi. Thế nhưng hiện nay, bệnh ngày càng xảy ra nhiều ở người trẻ tuổi, nhất là dân văn phòng, những người lao động trí óc.
2. Bệnh lý thiếu máu não có triệu chứng gì ?
2.1. Hoa mắt chóng mặt
Triệu chứng hoa mắt chóng mặt có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Thỉnh thoảng bạn vẫn có thể gặp hiện tượng này khi ốm sốt, mệt mỏi cơ thể nhưng đó không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt đột ngột và ngày một nhiều hơn kèm theo ù tai thì rất có thể bạn đang bị thiếu máu não.
2.2. Đau đầu
Đau đầu thường liên quan đến các về vấn đề tâm lý. Bạn dễ bị đau đầu hoặc triệu chứng đau đầu tăng nặng khi ở trong trạng thái căng thẳng hay stress kéo dài. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo việc bạn đang bị thiếu máu não mà bạn cần cảnh giác. Các nghiên cứu cho thấy, 90% người bệnh thiếu máu não bị đau đầu kéo dài ở tuổi trung niên. Hiện tượng đau đầu có thể xuất phát từ một bên đầu, hoặc toàn bộ vùng đầu.
2.3. Tê bì tay chân
Bình thường, máu giàu oxy sẽ cung cấp năng lượng cho các tế bào thần kinh hoạt động. Thiếu máu não có thể gây ra một số ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên. Một số trường hợp người bệnh sẽ có cảm giác kiến bò râm ran ở tay hoặc chân, tê ở các đầu ngón tay, chân và giảm khả năng vận động thường ngày.
Không chỉ vậy, một số trường hợp thiếu máu não có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cứng hàm, khó nói, thậm chí liệt một bên mặt.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài và cách cải thiện
2.4. Thiếu máu não có triệu chứng gì – Mất ngủ
Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc là những dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề về tuần hoàn máu trong cơ thể. Việc mất ngủ do tuần hoàn máu kém có thể gây nên nhiều hệ lụy như rối loạn tâm lý, mất khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ,… Thậm chí nghiêm trọng hơn là trầm cảm.
2.5. Suy giảm thị lực
Thiếu máu lên não đồng nghĩa với việc lượng oxy lên não kém và từ đó gây ảnh hưởng đến thị lực. Người bệnh có thể bị mờ mắt, hoa mắt, giảm thị lực một bên hoặc cả hai bên…
2.6. Đau dọc vùng sống lưng
Những bệnh nhân mắc chứng thiếu máu lên não đôi khi sẽ xuất hiện các cảm giác lạnh sống lưng hay đau dọc vùng sống lưng và vai gáy.
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể không hề thấy thiếu máu não có triệu chứng gì hoặc các triệu chứng rất mờ nhạt. Đó là thiếu máu não thoáng qua rất nguy hiểm.
3. Bệnh lý thiếu máu não xuất phát do đâu?
Theo các chuyên gia thần kinh, có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu não nhưng chủ yếu xuất phát từ hai nguồn là bệnh lý tiềm ẩn và lối sống.
3.1. Các bệnh lý tiềm ẩn
– Xơ vữa động mạch: Các trường hợp thiếu máu não thường có nguyên nhân từ sự lão hóa và xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch và làm giảm lượng máu, oxy tuần hoàn lên não.
– Thoái hóa đốt sống cổ, chấn thương cột sống: Khi các đốt sống cổ bị thương, chúng chèn ép lên các mạch máu, làm ngưng trệ và giảm khả năng cung cấp máu cho não bộ.
– Các bệnh lý về tim mạch: Các bệnh lý về tim mạch sẽ khiến chức năng tim bị suy giảm. Tim không thể bơm đủ máu cho cơ thể và gây thiếu máu lên não.
– Tăng huyết áp: Huyết áp cao sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch, khiến cho thành mạch bị giãn dần ra và xuất hiện những thương tổn. Những thương tổn này có thể gây phình mạch máu hoặc là tiền đề hình thành các mảng xơ vữa, gây cản trở dòng máu lưu thông lên não.
3.2. Các yếu tố từ lối sống
– Stress, căng thẳng thần kinh: Stress, căng thẳng kéo dài gây ra các chứng đau đầu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Căng thẳng kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, làm hẹp động mạch khiến lưu lượng máu lên não suy giảm, gây ra thiếu máu não.
– Thường xuyên hút thuốc, nghiện rượu, bia: Thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch, rượu bia cũng là nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch vành. Các cục máu đông khi di chuyển đến động mạch vành bị hẹp sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm thiếu máu não và nặng hơn là đột quỵ.
– Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, nhiều dầu mỡ, chất béo xấu: Chất xơ có tác dụng rất tốt cho việc giảm tỉ lệ mỡ máu, giảm cholesterol. Một chế độ ăn ít chất xơ sẽ tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa nhiều hơn, đặc biệt là khi chế độ ăn đó có quá nhiều dầu mỡ.
– Thói quen lười vận động: Lười vận động khiến quá trình lưu thông máu trở nên chậm hơn, giảm tỉ lệ trao đổi chất và dễ gây thừa cân, béo phì, làm giảm tuần hoàn máu lên não.
– Kê cao gối khi ngủ: Kê cao gối khi ngủ là một thói quen xấu, gây cản trở lưu thông máu từ tim đến não. Khi cổ bị gập do kê cao gối khiến dây thần kinh bị chèn ép bởi đốt sống cổ, cản trở việc tuần hoàn máu lên não, lâu dần sẽ gây ra tình trạng thiếu máu não. Do vậy, tốt nhất bạn không nên kê cao gối quá 15cm khi ngủ.
4. Phòng ngừa và điều trị thiếu máu não ở người trẻ
4.1. Phòng ngừa thiếu máu não
Bệnh lý thiếu máu não đang ngày trở nên phổ biến nhiều hơn ở giới trẻ. Do vậy, để phòng ngừa thiếu máu lên não, bạn nên chú ý cải thiện những yếu tố như lối sống, chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện.
Sau đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu giúp phòng ngừa, kiểm soát tình trạng thiếu máu não mà người bệnh cần ghi nhớ:
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất: Các chất dinh dưỡng cần thiết và nhất là sắt có tác dụng rất tốt cho quá trình tạo máu, các thực phẩm giàu chất béo tốt như dầu thực vật, omega 3 đến từ các loại cá biển giúp giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông. Đi kèm với đó, bạn nên hạn chế các loại mỡ động vật, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và các phụ gia thực phẩm khác. Hạn chế sử dụng rượu, bia và đồ uống chứa chất kích thích khác.
– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Tập luyện thể dục thể thao giúp thúc đẩy khả năng vận chuyển máu, tăng trao đổi chất và giảm nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa. Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập phù hợp với thể trạng như yoga, đi bộ, đạp xe…
– Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, thay đổi lối suy nghĩ: Suy nghĩ lạc quan và thoải mái sẽ giúp giảm căng thẳng, stress, cải thiện sức khỏe tâm lý. Bạn cũng nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, dành thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể, tránh làm việc quá sức. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ: Người bệnh nên thăm khám sức khỏe tại các chuyên khoa nội thần kinh uy tín để được chẩn đoán, phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn và nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não để điều trị kịp thời.
4.2. Điều trị thiếu máu não
Đối với việc điều trị cũng dựa trên những nguyên tắc giúp tăng cường tuần hoàn não, khai thông các động mạch để máu và oxy lưu thông lên não tốt hơn. Việc điều trị chủ yếu là nội khoa, sau khi chẩn đoán nguyên nhân thông qua các triệu chứng cùng một số xét nghiệm từ chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI cộng hưởng từ, chụp cắt lớp CT và hướng điều trị thích hợp. Từ đó đưa ra các loại thuốc điều trị phù hợp với thể trạng của người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Bị đau đầu khi mang thai mẹ bầu nên làm gì?
Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được thiếu máu não có triệu chứng gì. Nếu gặp những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đến ngay các chuyên khoa Nội thần kinh ở cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả.