Cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,… kéo đến bất ngờ khoảng vài phút rồi bỗng chốc tan biến. Đây là biểu hiện của tình trạng thiếu máu não thoáng qua nhưng nhiều người còn chưa biết hoặc xem nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này là nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ) nhanh chóng.
Bạn đang đọc: Thiếu máu não thoáng qua tưởng nhẹ nhưng vô cùng nguy hiểm
1. Thiếu máu não là gì?
Tình trạng thiếu máu não xảy ra khi dòng máu nuôi dưỡng lên não bị ngưng trệ chủ yếu do cục máu đông gây tắc nghẽn đường truyền máu hoặc do dòng máu lên não bị suy yếu. Bởi một số nguyên nhân sau đây gây ra:
– Xơ vữa động mạch
– Tăng huyết áp nhanh chóng
– Rối loạn tuần hoàn chung: hạ huyết áp (huyết áp thấp), bệnh tim mạch, dị tật bẩm sinh động mạch (gấp khúc), viêm tắc mạch, chấn thương.
– Nguyên nhân ngoài động mạch cột sống: viêm khớp cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, gai đốt sống cổ, tổn thương sụn đốt sống cổ, hẹp lỗ mỏm ngang.
Khi bị thiếu máu lên não, phần não không được cung cấp đủ máu và oxy để nuôi dưỡng gây tổn thương tế bào não. Nếu kéo dài có thể tổn thương vĩnh viễn không phục hồi.
2. Biểu hiện của người bị thiếu máu não thoáng qua
Thiếu máu não có thể diễn biến cực kỳ nghiêm trọng như đột quỵ não nhưng cũng có thể chỉ biểu hiện bằng cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua.
2.1. Thiếu máu não thoáng qua biểu hiện trên lâm sàng
– Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt – “tối sầm mắt mũi”
– Ù tai
– Rối loạn cảm giác nửa người (yếu nửa người)
– Rối loạn ngôn ngữ
– Rối loạn vận động, mất khả năng giữ thăng bằng
– Có thể mất thị lực hoặc mù một mắt thoáng qua.
Biểu hiện này thường đến đột ngột, nhất là khi người bệnh thay đổi tư thế nhanh chóng (ngồi xuống – đứng lên). Có thể kéo dài 2-20 phút sau đó tự hết nên nhiều người nghĩ chỉ là triệu chứng “thoáng qua” nên chủ quan không đi thăm khám.
2.2. Thiếu máu não thoáng qua thể hiện ở chẩn đoán cận lâm sàng
Khi bị thiếu máu thoáng qua, các xét nghiệm, chụp chiếu có thể phản ánh tình trạng này, cụ thể như:
Kết quả sinh hóa máu: cho thấy rối loạn lipid máu, tăng lipoprotein trọng lượng phân tử thấp – đây là nguy cơ gây xơ vữa động mạch và đột quỵ.
Điện tim: rung nhĩ, loạn nhịp tim
Siêu âm tim: tổn thương van tim, biểu hiện suy chức năng tim
Chụp cắt lớp vi tính (CT – scaner), chụp cộng hưởng từ (MRI): có thể phát hiện dị dạng mạch máu não, giúp chẩn đoán loại trừ một số bệnh lý liên quan.
Đo lưu huyết não: giúp đánh giá tình trạng, lưu lượng máu lên não
Siêu âm Doopler xuyên sọ: chỉ thực hiện ở một số cơ sở chuyên khoa. Có thể đánh giá lưu lượng tuần hoàn ở các động mạch lớn trong não và động mạch mắt.
Tìm hiểu thêm: Mất ngủ xuống cân coi chừng bệnh nguy hiểm
3. Nguy hiểm rình rập từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Thiếu máu não thoáng qua được xem là bệnh lý tiền đột quỵ. Người có biểu hiện thiếu máu não có nguy cơ tích lũy yếu tố gây đột quỵ não tăng theo thời gian.
Khi lưu lượng máu lên não kém, dòng máu lên não bị tắc nghẽn do cục máu đông xuất hiện. Nguyên nhân chủ yếu do xơ vữa động mạch, gây tắc mạch máu não hoặc xuất huyết não khiến người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ não.
Đột quỵ não là bệnh nguy hiểm cần phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời. Nếu không sẽ để lại nhiều di chứng như liệt nửa người, tàn phế, mất khả năng ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, suy giảm trí nhớ,… Theo thống kê, có hơn 90% người bệnh bị đột quỵ não nhập viện muộn (bỏ lỡ thời điểm vàng) và chịu di chứng nặng nề. Số còn lại có thể tử vong do phát hiện muộn hoặc không được xử trí đúng cách.
>>>>>Xem thêm: Mất ngủ rụng tóc: Tại sao lại trở thành nỗi ám ảnh?
4. Khám và điều trị thiếu máu não thoáng qua
4.1 Xử trí sớm nhờ thăm khám với bác sĩ nội thần kinh
Khi phát hiện có dấu hiệu cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Đây là dấu hiệu báo trước cho một cơn đột quỵ não có thể xảy ra, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bạn.
Do đó, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh, để được kiểm tra, chỉ định làm xét nghiệm như: xét nghiệm công thức tế bào máu, lipid máu,.. và các chụp chiếu như chụp cắt lớp vi tính não, chụp cộng hưởng từ não, điện tim, siêu âm tim, siêu âm hệ động mạch cảnh, siêu âm hệ động mạch cột sống – thân nền.
Các xét nghiệm, chụp chiếu này nên được thực hiện chậm nhất 24-48 tiếng sau khi cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua xuất hiện. Đây là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh, tìm nguyên nhân, từ đó xây dựng phác đồ điều trị, đồng thời loại trừ các yếu tố bệnh lý khác có liên quan.
4.2 Điều trị thiếu máu não thoáng qua như thế nào?
Sau khi chuẩn đoán thiếu máu não thoáng qua. Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và phòng ngừa tình trạng này xảy ra. Điều trị chủ yếu là điều trị bằng nội khoa.
– Sử dụng thuốc chống tập kết tiểu cầu
– Kiểm soát huyết áp
– Thuốc hạ Lipid máu
– Điều trị rối loạn nhịp tim
4.3 Điều trị dự phòng
Bên cạnh việc thăm khám và điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên kết hợp các biện pháp điều trị dự phòng như:
– Điều chỉnh, thay đổi lối sống: tâp thể dục hoặc vận động mỗi ngày. Chế độ ăn giảm muối và tăng kali để hạn chế tăng huyết áp và nên ăn tăng cường các loại rau, củ, quả sạch. Hạn chế ăn mỡ động vật. Hạn chế tối đa bia, rượu, nước ngọt có gas, các chất kích thích. Bỏ hút thuốc lá nếu đang hút thuốc. Duy trì cân nặng hợp lý (nên duy trì chỉ số khối cơ thể BMI trong khoảng 18,5 – 25, những người có chỉ số khối cơ thể BMI trên 30 cần có kết hoạch giảm cân.
– Làm các xét nghiệm cần thiết để tầm soát, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và xử trí triệu để các yếu tố nguy cơ (nếu có) bằng thăm khám sức khỏe định kỳ.
– Với những người đang mắc các bệnh lý mãn tính như: bệnh tiểu đường (đái tháo đường), suy tim, suy thận, bệnh gan mãn tính, tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD), bệnh Alzheimer, ung thư, bệnh tim bẩm sinh,… cần theo dõi sức khỏe thường xuyên. Tuân thủđúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc và xây dựng lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tiến triển nặng, gây các biến chứng nguy hiểm khác.
Nếu có biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua, bạn nên nghỉ ngơi vài phút để triệu chứng này qua đi, không nên vận động hay làm việc khi cơn thiếu máu não xuất hiện. Sau đó, người bệnh nên đến chuyên khoa Nội thần kinh tại Hệ thống Y tế Thu Cúc để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.