Đau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong y học. Hầu như tất cả mọi người đều trải qua ít nhất một cơn đau đầu trong suốt cuộc đời. Đau đầu có nhiều nguyên nhân khác nhau, với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Nhiều cơn đau đầu chỉ thoáng qua, không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng cũng có những cơn đau đầu nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng, đòi hỏi phải cấp cứu ngay.
Bạn đang đọc: Giải đáp những thắc mắc thường gặp về chứng đau đầu
Đau đầu là gì?
Đau đầu là triệu chứng đau nhức ở phần đầu do nhiều chứng bệnh gây ra. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở một hoặc cả hai bên đầu. Cơn đau đầu có thể là cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ. Có những trường hợp cơn đau đầu chỉ kéo dài một vài phút nhưng cũng có khi dai dẳng nhiều ngày liền không dứt.
Nguyên nhân gây đau đầu là gì?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới đau đầu, để biết cụ thể nguyên nhân gây đau đầu cần được bác sĩ thăm khám trực tiếp, từ đó sẽ có biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp.
Đau đầu được phân thành hai loại chính là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát. Đau đầu nguyên phát là đau nhưng không kèm theo các triệu chứng quan trọng của một chứng bệnh gì liên quan. Đau đầu nguyên phát có thể được kích hoạt bởi các yếu tố lối sống, chẳng hạn như rượu, thức ăn, giấc ngủ và tình trạng căng thẳng.
Ví dụ về các cơn đau đầu nguyên phát bao gồm:
- Đau đầu chùm
- Đau nửa đầu
- Đau đầu căng thẳng
- Đau đầu mạn tính hàng ngày
- Đau đầu khi ho
- Đau đầu khi tập thể dục
- Đau đầu khi quan hệ tình dục
Trong khi đó đau đầu nguyên phát là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Có rất nhiều bệnh khác nhau với cấp độ từ nhẹ tới nghiêm trọng có thể gây ra đau đầu thứ cấp.
Những nguyên nhân thường gặp gây đau đầu thứ cấp bao gồm:
- Viêm xoang cấp tính
- Có cục máu đông trong não
- Phình động mạch não
- Ngộ độc
- Bị chấn động
- Mất nước
- Viêm tai
- Cúm
- Viêm màng não
- Cơn hoảng loạn
- Đội mũ quá chặt
- Đột quỵ
Những triệu chứng đau đầu nguy hiểm
Đau đầu sau chấn thương
Bất kỳ chấn thương nào ở đầu gây triệu chứng đau đầu đều cần phải theo dõi cẩn thận và chăm sóc y tế kịp thời. Đau đầu sau khi chịu tác động lên đầu có thể dẫn tới chấn động não. Nếu cơn đau đầu vẫn không thuyên giảm sau chấn thương mà có dấu hiệu gia tăng thì cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt vì đó có thể là dấu hiệu của chảy máu não – một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Đau đầu kèm sốt hoặc cứng cổ
Đau đầu kết hợp với sốt hoặc cứng cổ là dấu hiệu của viêm não hoặc viêm màng não. Cả hai bệnh lý này đều có thể gây tử vong nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Đau đầu, buồn nôn, ói mửa hoặc nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh
Đây là những dấu hiệu điển hình của chứng đau nửa đầu. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, đau nửa đầu được xếp trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và 11% người trưởng thành đang phải gánh chịu các cơn đau.
Đau đầu, nhìn mờ
Triệu chứng đau đầu dữ dội, thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ. Cơn đau đầu kèm nhìn mờ là triệu chứng nặng và khá phổ biến của đột quỵ, đặc biệt ở người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
Cách trị đau đầu
Tìm hiểu thêm: Đáng ngại tình trạng tổn thương dây thần kinh sọ não
Có một số cách giúp hỗ trợ điều trị đau đầu. Người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau đầu và có hướng hỗ trợ điều trị phù hợp. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị đau đầu thường gặp là:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc phòng ngừa cơn đau đầu
- Châm cứu
- Nắn xương khớp
Lưu ý: tuyệt đối không sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Có cách nào để giảm triệu chứng đau đầu không?
>>>>>Xem thêm: Bệnh mất ngủ kinh niên: Những điểm cần lưu ý
Đau đầu là tình trạng không thể ngăn chặn hoàn toàn được nhưng có một số biện pháp có thể giúp làm giảm bớt khó chịu cho người bệnh ngay tức thì bạn có thể áp dụng:
- Massage đầu, cổ, mũi: Massage đầu, cổ, mũi sẽ giúp bạn thư giãn bản thân, giảm căng thẳng mệt mỏi, triệu chứng đau đầu sẽ giảm đáng kể.
- Chườm nóng: Sử dụng một túi nước nóng và chườm phía sau cổ cũng sẽ giúp bạn giảm đau đầu tức thì. Điều này cũng giúp thư giãn các cơ bắp và hạn chế việc đau nhói ở vùng đầu.
-
Ngâm chân bằng nước ấm: Khi nhức đầu, bạn có thể ngâm chân vào nước ấm khoảng 37oC để giúp luân chuyển máu từ chân lên đầu và ngược lại.
- Tránh tiêu thụ hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây đau đầu, chẳng hạn như một số loại thực phẩm, caffein và rượu.
- Luyện tập thể dục đều đặn
- Ngủ đủ giấc
- Không hút thuốc lá
- Cố gắng kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống
- Nên nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, trong phòng tối nếu cảm thấy cơn đau đầu sắp xảy ra.
Đau đầu có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, công việc hay cả những hoạt động giải trí đơn giản. Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng nên duy trì suy nghĩ tích cực, lạc quan. Liên hệ ngay với bác sĩ khi có các vấn đề bất thường xảy ra liên quan tới đau đầu.
Khám và hỗ trợ điều trị đau đầu tại bệnh viện Thu Cúc
Lựa chọn khám và hỗ trợ điều trị đau đầu tại bệnh viện Thu Cúc, người bệnh sẽ được:
Trực tiếp bác sĩ giỏi thăm khám như Tiến sĩ, Nguyễn Văn Doanh – Chuyên gia Nội thần kinh hơn 40 năm kinh nghiệm. Nguyên chủ nhiệm khoa thần kinh Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô (Nay là bệnh viện Hữu Nghị).
Ngoài ra, bệnh viện còn có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau đầu để chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Không những thế, chi phí thăm khám và hỗ trợ điều trị tại viện còn được thanh toán bảo hiểm theo quy định.
Người bệnh chỉ cần thực hiện bước đặt hẹn nhanh chóng qua tổng đài 1900 55 88 92 sẽ được tư vấn hỗ trợ, hạn chế tối đa thời gian chờ đợi.
Ý kiến người bệnh
“Tôi bị đau đầu, chóng mặt buồn nôn đến bệnh viện Thu Cúc khám mới biết bị hạ huyết áp. Kết quả thăm khám cho thấy tôi có nguy cơ tiền tai biến mạch máu não may là thăm khám sớm. Sau đó bác sĩ cho thuốc hỗ trợ điều trị và hướng dẫn tôi cách uống thuốc và lưu ý ăn uống sinh hoạt. Giờ triệu chứng đau đầu khỏi hẳn tôi thấy sức khỏe tốt hơn rất nhiều.” – cô Hạnh, 58 tuổi, Hà Nội.
Những câu hỏi thường gặp về chứng đau đầu
- Bác sĩ cho hỏi đau hốc mắt dẫn đến đau đầu là bệnh gì ạ? (N.H.G, 34 tuổi, Hà Nam)
Bệnh đau hốc mắt có thể liên quan tới nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh về Tai mũi họng, cao huyết áp, tiểu đường, nội thần kinh… Trường hợp của bạn chúng tôi chưa xác định được triệu chứng đau như thế nào, mức độ thường xuyên ra sao,… Vì thế để chẩn đoán chính xác bạn nên đến cơ sở chuyên
2. Dạo gần đây cháu thường xuyên đau đầu. Đau nhiều lần trong ngày đau từ 7h sáng đến khoảng trưa và khoảng 13h đến khoảng 16h chiều. Khi sắp đi ngủ cũng bị đau như vậy, cho cháu hỏi cháu bị bệnh gì thế ạ? (N.M.L, 20 tuổi)
Trường hợp của cháu, thường xuyên đau đầu và đau nhiều lần trong ngày, như vậy rất có thể là đau đầu bệnh lý. Trước khi xuất hiện những cơn đau đầu dạng này, cháu có gặp những chuyện gì bất thường như chấn thương đầu, căng thẳng hay có bệnh lý nào khác không. Ngoài ra, cháu có triệu chứng nào khác không? Chúng tôi chưa được cung cấp đầy đủ thông tin sẽ rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh. Vì thế tốt nhất cháu cần đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm lí do và chữa trị.
3. Tôi thường xuyên có triệu chứng ngủ ban ngày khi dậy thấy hiện tượng nặng đầu, khó chịu.. mà không biết mắc bệnh gì? Xin bác sĩ tư vấn. (MP, Hà Nam – 32 tuổi)
Bạn MP thân mến, bạn thường xuyên cảm thấy nặng đầu, khó chịu khi ngủ dậy, hãy kiểm tra lại xem môi trường bạn ngủ có tốt không, quá ồn ào hoặc thừa ánh sáng (do bật đèn khi ngủ) cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, ngoài ra tư thế ngủ không đúng (gối quá cao, tư thế nằm không thỏa mái,..), dùng chất kích thích, sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, stress, … cũng khiến bạn có hiện tượng trên. Nếu điều chỉnh lại những lưu ý trên mà triệu chứng không được cải thiện, hãy đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám.
Các thông tin về cách chữa đau đầu chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.