Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với quá trình tái tạo của cơ thể. Thiếu ngủ có thể gây ra các biến chứng từ khó chịu nhẹ đến suy nhược trầm trọng. Tìm hiểu về những tác hại của chứng mất ngủ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Tác hại của chứng mất ngủ quá trình tái tạo của cơ thể
Tác hại của chứng mất ngủ
-
Giảm hiệu suất học tập và làm việc
Những người bị mất ngủ liên tục mệt mỏi và không thể tập trung được. Điều này có thể dẫn tới tình trạng suy giảm hiệu suất làm việc và học tập. Kích động và chán nản cũng có thể đi kèm với chứng mất ngủ, khiến nhiều người trở nên dễ cáu gắt, khó chịu, ảnh hưởng tới mối quan hệ với những người xung quanh.
-
Nguy cơ xảy ra tai nạn
Thiếu ngủ mạn tính làm chậm thời gian phản ứng và khả năng tập trung. Đây là lý do khiến chứng mất ngủ có thể gây ra tai nạn xe cộ hoặc tai nạn với các loại máy móc thiết bị thương mại. Đặc biệt điều khiển xe khi đang buồn ngủ dễ dẫn tới tình trạng rơi vào giấc ngủ sau tay lái, nguy hiểm tương đương với uống rượu và lái xe. Những tai nạn này thường kết thúc với hậu quả là tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.
Theo Harvard Health Publications, mất ngủ có thể dẫn tới những thay đổi về quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Những thay đổi này có thể liên quan đến béo phì. rẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (Mỹ) cho biết trẻ em ngủ không đủ giấc có nguy cơ cao hơn bị béo phì khi có tuổi.
-
Các vấn đề về tâm thần
Có nhiều rối loạn về sức khỏe tâm thần có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Ví dụ như rối loạn căng thẳng sau chấn thương và rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên mất ngủ mạn tính có nhiều khả năng dẫn tới sự phát triển của chứng trầm cảm và lo âu. Điều này góp phần tác động xấu, khiến cho sức khỏe tâm thần ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
-
Tăng nguy cơ đối với bệnh mạn tính
Có nhiều bệnh mãn tính liên quan đến thiếu ngủ, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và viêm khớp. Mất ngủ cũng có thể gây đau đầu suy nhược mạn tính. Với những trường hợp đang có vấn đề về sức khỏe, tình trạng mất ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Nên làm gì để phòng tránh chứng mất ngủ?
Tìm hiểu thêm: Bệnh mất ngủ kéo dài: Nguyên nhân, chẩn đoán
Cho dù là ở độ tuổi nào thì tình trạng mất ngủ vẫn có thể điều trị được. Chìa khóa của vấn đề nằm việc thay đổi những thói quen hàng ngày và thói quen trước khi đi ngủ. Một số lời khuyên cơ bản sau có thể giúp chống lại tình trạng mất ngủ:
- Tập thể dục thường xuyên: hoạt động thể chất giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nên dành ít nhất 20 – 30 phút/ngày tập thể dục trước giờ đi khoảng 5 – 6 tiếng.
- Kiểm tra thuốc: nếu thường xuyên phải sử dụng thuốc, hỏi bác sĩ để xác định xem liệu có phải thuốc góp phần dẫn tới tình trạng mất ngủ hay không. Đối với những loại thuốc tự kê đơn, có thể tự kiểm tra nhãn mác in trên bao bì để xem sản phẩm đó có chứa caffeine hoặc các chất kích thích như pseudoephedrine không?
- Tránh hoặc hạn chế ngủ trưa: giấc ngủ ngắn vào buổi trứa có thể khiến nhiều người khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm. Nếu không thể từ bỏ thói quen ngủ trưa, chỉ nên ngủ trong thời gian ngắn (không quá 30 phút) và không ngủ trưa sau 3 giờ.
- Tránh hoặc hạn chế đồ uống caffeine hoặc cồn và không hút thuốc lá: tất cả những sản phẩm này đều có thể dẫn tới mất ngủ. Do đó không nên uống cà phê sau giờ ăn trưa. Không uống rượu có thể ngăn chặn được tình trạng ngủ không yên và thức giấc giữa đêm.
- Đừng cố chịu đựng cơn đau: nếu tình trạng đau đớn ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ, có thể sử dụng thuốc giảm đau theo tư vấn của bác sĩ để kiểm soát cơn đau khi đang ngủ.
- Duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ: duy trì thời gian đi ngủ và thức giấc nhất quán từ ngày này sang ngày khác, kể cả vào cuối tuần.
Vào giờ đi ngủ:
>>>>>Xem thêm: 5 di chứng nhồi máu não phổ biến và cách giảm thiểu
- Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ: một bữa ăn nhẹ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng tránh ăn quá nhiều vào buổi tối để giảm nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản và cải thiện giấc ngủ. Uống nước ít hơn trước khi đi ngủ sẽ hạn chế tình trạng phải thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh.
- Sử dụng phòng ngủ chỉ để ngủ: tuyệt đối không làm việc, đọc sách hoặc ăn trên giường. Không nên xem ti vi, máy tính, chơi game, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ bởi vì ánh sáng có thể can thiệp vào chu kỳ giấc ngủ.
- Phòng ngủ thoải mái, dễ chịu: đóng cửa phòng ngủ để tránh tiếng ồn ảnh hưởng tới giấc ngủ. Giữ cho nhiệt độ phòng ở mức hợp lý, không nên để máy tính hoặc ti vi ở trong phòng ngủ.
- Thử các biện pháp thư giãn: tạm gác những lo lắng và kế hoạch của bản thân trước khi đi ngủ. Tắm nước ấm hoặc massage trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đọc sách, nghe nhạc nhẹ, các bài tập thở, yoga trước cũng là những biện pháp thư giãn cơ thể rất tốt cho giấc ngủ.
- Ra khỏi giường khi không buồn ngủ: nếu không ngủ được, hãy ra khỏi giường sau 20 phút và thực hiện một hoạt động thư giãn nào đó, chẳng hạn như đọc sách. Sau đó cố gắng đi vào giấc ngủ thêm một lần nữa.