Chẩn đoán migraine ói mửa, nhạy cảm với ánh sáng

Chẩn đoán migraine sớm để điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng khó chịu, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bạn đang đọc: Chẩn đoán migraine ói mửa, nhạy cảm với ánh sáng

1. Đau đầu migraine là gì?

Đau đầu migraine là tình trạng đau đầu dữ dội, nhói theo từng đợt ở một bên đầu và đi kèm cảm giác buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, rối loạn thị lực. Chứng đau đầu migraine có thể xảy ra một hoặc hai lần mỗi năm, hay hai đến ba lần mỗi tuần. Nếu cơn đau nửa đầu tần suất 15 lần/tháng, bệnh đã trở thành mạn tính và không thể điều trị dứt điểm.

Ước tính hơn 10% dân số trên thế giới chịu ảnh hưởng do bệnh đau nửa đầu migraine. Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc chứng đau đầu migraine cao gấp 3 lần nam giới. Trung bình người từ 40 – 45 tuổi có tỉ lệ đau nửa đầu cao nhất. Sau 45 – 50 tuổi, tỉ lệ người mắc bệnh giảm dần. Để phát hiện và điều trị bệnh đúng cách, người bệnh cần chẩn đoán migraine sớm, tại các cơ sở y tế uy tín, có hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại.

Chẩn đoán migraine ói mửa, nhạy cảm với ánh sáng

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc chứng đau đầu migraine cao gấp 3 lần nam giới.

2. Triệu chứng migraine

Đau nửa đầu migraine bao gồm 4 giai đoạn phát triển:

2.1. Giai đoạn tiền triệu (Prodrome)

Giai đoạn tiền triệu chứng thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, từ 24 – 48 giờ trước khi cơn đau đầu migraine xuất hiện. Có đến 77% bệnh nhân đau nửa đầu migraine đã trải qua giai đoạn tiền triệu này. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng thần kinh thực vật như:

– Khát, thèm ăn hoặc chán ăn.

– Thay đổi tâm trạng thất thường, dễ nổi nóng, cáu kỉnh.

– Mệt mỏi, ngáp nhiều hơn.

– Cứng cơ, nhất là cơ vùng cổ.

– Táo bón hoặc tiêu chảy, đi tiểu thường xuyên hơn.

– Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, mùi.

2.2. Giai đoạn Aura

Các triệu chứng ở giai đoạn Aura thường kéo dài từ 5 – 60 phút và đặc trưng bởi các biểu hiện thần kinh khu trú. Có khoảng 10-25% bệnh nhân đau nửa đầu migraine trải qua giai đoạn này.

Các dạng triệu chứng Aura bao gồm:

– Triệu chứng Aura thị giác: Gây rối loạn tầm nhìn, xuất hiện điểm mù, mất thị lực tạm thời, cảm giác đang nhìn vật thể qua nước hay sóng nhiệt khiến hình ảnh thấy được bị méo mó…

– Triệu chứng Aura giác quan – vận động: Người bệnh có thể gặp ảo giác, tê bì chân tay, cảm giác kim châm, ngứa ran, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón…

– Triệu chứng Aura ngôn ngữ: Bao gồm rối loạn về ngôn ngữ như nói lắp, nói lầm bầm, khó tìm từ để nói.

2.3. Giai đoạn tấn công (Attack)

Giai đoạn này kéo dài từ 4 đến 72 giờ. Người bệnh thường gặp tình trạng đau nhói nửa đầu, nhạy cảm với mùi, ánh sáng, âm thanh, sa sút thị lực, xuất hiện ảo giác, đau bụng, nôn nao, căng cứng vai và cổ, hay ngáp, dễ cáu kỉnh…

Tìm hiểu thêm: Người mắc bệnh alzheimer cần lưu ý gì về chế độ ăn uống

Chẩn đoán migraine ói mửa, nhạy cảm với ánh sáng

Đau nửa đầu có thể gây ra tình trạng sa sút thị lực, làm xuất hiện ảo giác

2.4. Giai đoạn sau đau nửa đầu (postdrome)

Đây là giai đoạn cuối của cơn đau đầu migraine. Có đến 80% bệnh nhân đau nửa đầu migraine cho biết bản thân đã trải qua giai đoạn này. Giai đoạn này bao gồm các triệu chứng như: đau nhức cơ thể, kiệt sức, khó tập trung, chóng mặt, trầm cảm.

5. Chẩn đoán migraine thế nào?

5.1. Căn cứ chẩn đoán migraine

Chẩn đoán migraine dựa vào triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh, kiểm tra thể chất và thần kinh. Người bệnh có các cơn đau ở một bên đầu hay gặp nhiều vào buổi sáng hoặc buổi tối. Cơn đau rất dữ dội khiến người bệnh ngừng ngay công việc đang làm. Đau tăng lên khi người bệnh gắng sức, có ánh sáng, tiếng ồn, đau cùng với nhịp mạch đập đập và lan từ vùng chẩm ra phía trước, nhất là ở vùng hốc mắt.

Cơn đau kèm theo với đau đầu là buồn nôn hay nôn mửa, thay đổi tính khí (thường cáu gắt, khó tập trung suy nghĩ, khó nhớ) và cảm giác đầu trống rỗng, rối loạn vận mạch vùng mặt và đau ở động mạch thái dương cùng phía.

Các cơn đau thường xuất hiện thành những cơn kịch phát, hồi quy và có các chu kỳ khác nhau – thời gian đau cũng thay đổi tùy từng người và tùy lúc nhưng ra khỏi cơn thì thấy hoàn toàn hết đau.

5.2. Các xét nghiệm chẩn đoán migraine

Nếu người bệnh bị đau nhức đầu bất thường, nghiêm trọng hoặc bất ngờ, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một loạt các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác có thể. Các xét nghiệm này bao gồm:

– Xét nghiệm máu được tiến hành để kiểm tra các vấn đề về mạch máu, nhiễm trùng trong tủy sống hoặc não, xác định xem có độc tố trong cơ thể hay không.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) cung cấp hình ảnh chi tiết về bộ não, giúp bác sĩ chẩn đoán khối u, nhiễm trùng, tổn thương não, chảy máu não và một số vấn đề y tế khác có thể gây đau đầu.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI) sử dụng sóng vô tuyến và từ trường để tạo hình ảnh chi tiết của bộ não và các mạch máu. Chụp cộng hưởng từ giúp bác sĩ chẩn đoán khối u chẩn đoán khối u, xuất huyết não, nhiễm trùng và các bệnh về não hoặc hệ thần kinh.

Chẩn đoán migraine ói mửa, nhạy cảm với ánh sáng

>>>>>Xem thêm: Đau thần kinh liên sườn là gì? bệnh phổ biến ở trưởng thành

Chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán chính xác bệnh đâu nửa đầu migraine

– Người bệnh có thể được chỉ định chọc dò tủy sống nếu bác sĩ nghi ngờ não bị nhiễm trùng hoặc chảy máu. Trong thủ tục này, một cây kim nhỏ sẽ được đưa vào giữa hai đốt sống lưng dưới của người bệnh để lấy dịch não tủy. Điểm chọc vào sẽ được gây tê bằng thuốc gây tê cục bộ để giảm thiểu đau đớn.

6. Cách chữa đau đầu migraine

Đau đầu migraine để điều trị có thể áp dụng biện pháp cắt cơn đau cấp tính và phòng ngừa đau tái phát. Điều trị cắt cơn đau cấp tính dùng trong hầu hết các trường hợp migraine, giúp làm giảm cơn đau tức thì.

Điều trị ngừa cơn đau tái phát, mạn tính được chỉ định với những bệnh nhân đau nhiều (hơn 3 cơn đau trong một tháng) hoặc đau ít nhưng khó cắt cơn. Điều trị bằng thuốc trong thời gian dài để cơn đau không xuất hiện. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau, thuốc chống nôn cho người bệnh.

Ngoài ra, một vài biện pháp giúp làm giảm đau đầu migraine đơn giản là:

– Nghỉ ngơi trong phòng ít ánh sáng, yên lặng.

– Kê gối cao khi nằm.

– Đắp khăn lạnh vùng bị đau.

– Tránh khói thuốc lá, mùi nồng.

– Tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn.

– Tập yoga, thiền.

– Không sử dụng các thuốc giãn mạch máu hoặc thuốc tránh thai chứa estrogen.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *