Bị rối loạn tiền đình sẽ gây tình trạng mất cân bằng về tư thế, làm người bệnh mất thăng bằng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai.
Bạn đang đọc: Bị rối loạn tiền đình và cách điều trị
1. Thế nào là bị rối loạn tiền đình?
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh, nằm sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò duy trì cân bằng cho cơ thể trong khi tham gia các hoạt động. Đồng thời, tiền đình còn phối hợp các bộ phận khi thực hiện cử động tay, chân, thân mình…
Bị rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của bộ phận tiền đình bị rối loạn, do dây thần kinh số 8 hay động mạch nuôi dưỡng não tổn thương. Ngoài ra, bệnh còn xảy ra do các tổn thương ở khu vực tai trong và não. Các bệnh lý khiến tiền đình khó giữ thăng bằng, dễ bị hoa mắt, chóng mặt và ù tai, buồn nôn… Các triệu chứng đột ngột và xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
2. Dấu hiệu rối loạn tiền đình thế nào
2.1. Rối loạn tiền đình ngoại biên
Đây là bệnh nhiều người gặp phải. Biểu hiện của rối loạn này chủ yếu dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Điển hình là các cơn chóng mặt trong thời gian ngắn, nhất là khi người bệnh đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế đột ngột hoặc lúc vừa ngủ dậy.
Một số biểu hiện bệnh cụ thể là:
– Choáng váng, quay cuồng.
– Mất thăng bằng, dễ té ngã.
– Rối loạn thị giác, hoa mắt.
– Ù tai, giảm khả năng nghe, cảm giác ve kêu hoặc dế kêu trong tai.
– Buồn nôn, nôn.
– Hạ huyết áp đột ngột.
Môi người sẽ có tần suất và cường độ triệu chứng sẽ khác nhau. Một số người bệnh còn gặp các biểu hiện như: nặng đầu, vã mồ hôi, giảm nhịp tim…
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể ngất xỉu, té ngã do mất thăng bằng gây ra chấn thương nguy hiểm.
2.2. Rối loạn tiền đình trung ương
Đây là dạng loại rối loạn tiền đình khá ít gặp, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan khi mắc bệnh. Lúc này, cơ thể sẽ thường xuyên bị choáng váng khi thay đổi tư thế, đi lại khó khăn.
Tình trạng rối loạn xảy ra do nhân tiền đình bị tổn thương. Đồng thời, đường liên hệ nhân dây tiền đình thân não, tiểu não cũng phải chịu tác động. Điều này xảy ra do bệnh viêm não, u não, tai biến mạch máu não…
Các biểu hiện bệnh cụ thể là:
– Chóng mặt như say sóng nhẹ
– Ù tai, giảm chức năng nghe, mất thính lực tạm thời
– Rung giật nhãn cầu
– Mất thăng bằng, khó đi thẳng
– Khó khăn khi giơ ngón tay, lật úp bàn tay
– Biến giọng khi phát âm
Tìm hiểu thêm: Bệnh hay quên: Có gì khác nhau giữa trẻ và già?
3. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình
3.1. Nguyên nhân bị rối loạn tiền đình ngoại biên
Do tác động của một số bệnh đó là:
– Viêm tiền đình hoặc viêm thần kinh tiền đình
– Viêm tai giữa cấp hoặc viêm mê nhĩ
– Bệnh Meniere
– U dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, rò ngoại dịch
– Rối loạn chuyển hóa gồm: tiểu đường, tăng ure huyết, suy giáp…
3.2. Nguyên nhân bị rối loạn tiền đình trung ương
Thường gặp nhất là bệnh migraine. Ngoài ra còn do một số bệnh như nhiễm trùng não, nhồi máu não, xơ cứng rải rác, xuất huyết não, u não, chấn thương…
3.3. Nguyên nhân khác
– Tuổi tác: Người ở độ tuổi từ 40 có nguy cơ bị rối loạn tiền đình cao hơn người trẻ.
– Mất máu quá nhiều.
– Căng thẳng do công việc hoặc do sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
4. Phân loại rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh, rối loạn tiền đình được chia thành 2 loại ngoại biên và trung ương.
Rối loạn tiền đình ngoại biên với những triệu chứng như chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là bệnh lành tính, những triệu chứng bệnh chỉ thoáng qua và người bệnh hoàn toàn có thể đi lại, sinh hoạt bình thường.
Chứng rối loạn tiền đình ngoại biên thường xảy ra sau chấn thương vùng đầu, hoặc do tổn thương tai trong, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, rượu…
Với chứng rối loạn tiền đình trung ương, đây là bệnh lý phổ biến gặp hơn cả với các triệu chứng như người bệnh mất thăng bằng trong đi lại, choáng váng, chóng mặt, khó tập trung mau quên, kèm theo nôn ói.
Chứng rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng, ảnh hưởng của bệnh về xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp thoái hoá cột sống cổ gây chèn ép mạch máu.
Khi xuất hiện triệu chứng như chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, người bệnh cần đi khám và xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng chữa trị thích hợp, và càng sớm càng tốt.
5. Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình
Hiện nay, phương pháp chủ yếu điều trị rối loạn tiền đình là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men cũng như thời gian, liều lượng thuốc, để đảm bảo đạt được hiệu quả và đề phòng tái phát, nhất là với rối loạn tiền đình ngoại biên.
>>>>>Xem thêm: Đau đầu rụng tóc điều trị như thế nào?
Dân văn phòng, ngồi nhiều và tiếp xúc thường xuyên với máy tính dễ bị rối loạn tiền đình. Nhóm đối tượng này cần tăng cường hoạt động thể chất, tránh ngồi lâu liên tục trước máy tính.
Khi thấy triệu chứng nêu trên cần đi khám chuyên khoa nội thần kinh để được khám chữa kịp thời. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có phác đồ khác nhau từ đó phí điều trị cũng khác nhau. Người bệnh cần đến trực tiếp bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa lời khuyên cụ thể.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.