Đau thần kinh tọa là hiện tượng đau do dây thần kinh hông bị chèn ép hoặc tổn thương. Đau dây thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau vùng lưng dưới, đau hông, mông, chân ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây đề cập đến cách chữa bệnh thần kinh tọa.
Triệu chứng phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là đau lưng kéo dài, cơn đau lan dần xuống hông, mông và chân của người bệnh. Cơn đau thường chỉ ảnh hưởng đến một bên chân và đau nặng hơn khi ngồi, ho, hắt hơi, gắn sức… Người bệnh cảm thấy tê liệt, yếu không có sức và ngứa ran ở chân. Các triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần khiến người bệnh không thể sinh hoạt một cách bình thường.
Bạn đang đọc: Cách chữa bệnh thần kinh tọa ưng dưới, đau hông, mông
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị đau thần kinh tọa nhất, nguyên nhân do tử cung phát triển chèn ép lên các dây thần kinh hông. Bên cạnh đó, những người lao động chân tay nặng nhọc cũng rất dễ mắc bệnh này. Đối tượng mắc bệnh thường ở trong độ tuổi từ 30-60 tuổi.
Thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống, khối u cột sống, chấn thương hoặc nhiễm trùng và viêm khớp thoái hóa cột sống là hai nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa.
Cách chữa bệnh thần kinh tọa
-Khi bị đau nhức, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để tìm nguyên nhân và được điều trị kịp thời, đúng cách.
-Điều trị bằng thuốc giảm đau. Các loại thuốc giảm đau thường được dùng trong điều trị thần kinh tọa gồm: thuốc acetaminophen và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, naproxen.
Tìm hiểu thêm: Bệnh mất ngủ kéo dài: Nguyên nhân, chẩn đoán
-Tiêm steroid: Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể tiêm steroid trực tiếp vào vùng cột sống để giảm viêm. Ngoài ra có thể tiêm trực tiếp vào khu vực xung quanh dây thần kinh hông.
-Phẫu thuật: Trong trường hợp đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm gây đau nặng thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ phần đĩa đệm giảm áp lực lên dây thần kinh hông.
-Chườm nóng hoặc lạnh: Sử dụng miếng đệm nóng hoặc nước đá lạnh để chườm có thể giúp giảm đau.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì? Cần lưu ý điều gì?
– Tập vật lý trị liệu: Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được những bài tập phù hợp. Vận động thực sự có thể giúp giảm đau và giảm viêm rất hiệu quả.
…
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.