Bệnh tim dày thất trái ảnh hưởng xấu đến bệnh tim

Chào các bác sỹ bệnh viện Thu Cúc. Tôi có một thắc mắc muốn được các bác sỹ giải đáp giúp. Tôi bị bệnh tim dày thất trái, nhịp xoang không đều, thỉnh thoảng có khó thở và chóng mặt. Tuy nhiên, tôi rất thích chơi thể thao, đặc biệt là đá bong. Vậy xin hỏi, việc chơi thể thao thường xuyên liệu có ảnh hưởng xấu đến bệnh tim dày thất trái của tôi hay không? Xin cảm ơn!

Bạn đang đọc: Bệnh tim dày thất trái ảnh hưởng xấu đến bệnh tim

Mạnh Hồng  – Bắc Ninh

Chào anh Hồng! Cảm ơn anh đã quan tâm và gửi câu hỏi về hòm thư tư vấn sức khỏe: contact@thucuchospital.vn của bệnh viện Thu Cúc. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của anh như sau:

Dày thất trái hay phì đại tâm thất trái là sự mở rộng của các mô cơ tạo nên các bức tường của buồng bơm chính (tâm thất trái). để đáp ứng với một số yếu tố, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh cơ tim, bệnh hẹp van động mạch chủ…, và trong một số trường hợp cơ tim dày hơn bình thường nhưng không phải là bệnh lý.

Tìm hiểu thêm: Đau tim khi thở mạnh cảm giác đau tức khó chịu ở ngực trái

Bệnh tim dày thất trái ảnh hưởng xấu đến bệnh tim

>>>>>Xem thêm: Tắc mạch vành tim: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Bệnh lí tim mạch dù ở dạng nào cũng gây tổn hại tới sức khỏe người bệnh và là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với tính mạng mỗi chúng ta.

Đối với những trường hợp dày thất trái do bệnh lí tim mạch thì việc vận động mạnh hay gắng sức là điều nên hạn chế. Để biết rõ hơn về bệnh tim dày thất trái của mình và việc chơi thể thao có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hay không, anh có thể tới bệnh viện Thu Cúc để được các bác sỹ thăm khám và làm các trắc nghiệm tim mạch như điện tim đồ gắng sức để xác định và chẩn đoán tình trạng bệnh cụ thể. Với test này bác sĩ sẽ đánh giá đáp ứng của người được test về mạch, huyết áp, triệu chứng đau ngực, biểu hiện trên điện tâm đồ khi thực hiện test gắng sức. Nếu kết quả test âm tính thì anh có thể yên tâm chơi thể thao bình thường, còn khi test gắng sức dương tính thì buộc phải làm các trắc nghiệm tim mạch khác cao cấp hơn nữa  để tìm ra căn nguyên của bệnh và xác định phương pháp điều trị thích hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *