Người mắc chứng cao huyết có thể gặp các biến chứng liên quan đến tim mạch như phì đại thất trái, rung nhĩ, thiếu máu cơ tim, suy tim tâm trương… với nhiều biểu hiện khác nhau
Bài viết dưới đây sẽ khái quát về tim mạch và bệnh cao huyết áp
Huyết áp được xem là cao từ 140/90 mmHg trở lên hoặc đo bằng máy đo huyết áp động 24h có kết quả từ 130/80mmHg. Ban đêm thì huyết áp từ 125/75 mmHg trở lên được xem là cao.
Bạn đang đọc: Tim mạch và bệnh cao huyết áp các biến chứng liên quan
Cao huyết áp gây nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm
Tim mạch và bệnh huyết áo có mối liên quan chặt chẽ với nhau, huyết áp cao gây ra nhiều biế chứng nguy hiểm ở tim như:
Phì đại thất trái
Người lớn tuổi, béo phì và có huyết áp cao không kiểm soát được thường mắc phì đại thất trái. Tình trạng này là do huyết áp tăng làm tăng áp lực lên thành tâm thất trái khiến tâm thất co bóp khó khăn, dẫn đến các sợi cơ tâm thất phải tăng kích thước và tăng thời gian co bóp để duy trì lượng máu bơm ra ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cơ tâm thất trái bị phì đại.
Suy tim tâm trương
Suy tim tân trương là một trong những biến chứng của người cao huyết áp
Có tới 1/3 người phì đại thất trái có suy tim tâm trương. Cao huyết áp lâu ngày khiến thành tâm thất bị phì đại, bị xơ hóa, khả năng đàn hồi kém không thể giãn ra trong thời kỳ tâm trương, làm giảm lượng máu về tim. Hậu quả là ứ đọng máu ở các tĩnh mạch phổi và tĩnh mạch hệ thống.
Suy tim tâm thu
Suy tim tâm thu là tình trạng tim giảm khả năng co bóp tống máu trong thời kỳ tâm thu dẫn đến không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho nhu cầu cơ thể. Người bệnh bị suy tim tâm thu sẽ có một số triệu chứng:
– Khó thở, mệt hơn khi gắng sức, ho về đêm và khó thở hơn về đêm. Trường hợp nặng, bệnh nhân phải ngồi để thở.
– Phù chân, tăng cân.
Thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim là hiện tượng máu cung cấp đến cơ tim bị giảm do động mạch vành bị tắc nghẽn. Người cao huyết áp có tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cao và ngược lạo.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh loạn nhịp tim khi đi bộ nhiều
Thiếu máu cơ tim gây đau ngực, khó thở cho người bệnh
Người bị thiếu máu cơ tim thường có triệu chứng:
– Cảm giác đè nặng, đau tức ở vùng ngực trái, kéo dài 15-20 phút (có khi đau dữ dội, kéo dài là do nhồi máu cơ tim).
– Đau lan sang cánh tay trái, lan lên đến cằm.
Rung nhĩ
Rung nhĩ là do các xung điện bất thường trong tâm nhĩ làm tâm nhĩ mất khả năng co bóp, chỉ “rung” với nhịp không đều, hỗn loạn, khiến tim đập không đều, đập nhanh. Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim.
Phình, bóc tách động mạch chủ
Tim mạch và bện tăng huyết áp làm tăng áp lực trên thành động mạch, tình trạng này kéo dài tạo thành mạch xơ cứng, dày, lớp nội mạc bị xơ vữa. Động mạch chủ có thể bị giãn, lớp nội mạc có thể bị nứt, vỡ gây nên phình hoặc bóc tách.
Phòng ngừa tim mạch và bệnh tăng huyết áp
>>>>>Xem thêm: Một số lưu ý về bệnh tăng huyết áp
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm mầm bệnh và điều trị hiệu quả
– Thực hiện lối sống tích cực, giảm cân ở người thừa cân, béo phì
– Tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn mỗi ngày
– Cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn, giảm muối, giảm chất béo, bổ sung nhiều chất xơ và vitamin từ trái cây và rau xanh; Hạn chế uống rượu, bia, không hút thuốc lá.
– Kiểm soát tốt huyết áp, tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, đảm bảo uống thuốc đều đặn, đúng và đủ liều lượng.
– Khi thấy có các triệu chứng bất thường cần đến gặp bác sĩ để khám và tư vấn.