Cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim thường đến rất nhanh và đột ngột khiến người bệnh không kịp trở tay. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị nhồi máu cơ tim có thể sẽ tử vong. Việc biết được các triệu chứng và cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim sẽ giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành. Nhồi máu cơ tim chính là hiện tượng một nhánh mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, làm chết một vùng cơ tim mà nhánh mạch máu này nuôi dưỡng.

Bạn đang đọc: Cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim

Cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim

Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị nhồi máu cơ tim có thể sẽ tử vong.

Các dấu hiệu giúp nhận biết nhồi máu cơ tim

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim. Cơn đau thắt ngực thường kéo dài từ 5-15 phút và không quá 1 giờ. Từ ngực, cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm và lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái. Ngoài đau thắt ngực, người bệnh còn bị vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, khó thở…
Nhiều trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim có các triệu chứng như  một tình trạng rối loạn tiêu hoá hoặc không có triệu chứng gì đặc biệt.  Cũng có những trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra rất đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng rối loạn nhịp, ngừng tim hay đột tử…

Tìm hiểu thêm: Không thể chủ quan với bệnh hẹp mạch vành

Cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim đặc trưng bởi các cơn đau thắt ngực.

Cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim thường kéo đến rất dột ngột, diễn biến nhanh chóng khiến người bệnh và gia đình bị động. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong. Sơ cứu đúng cách và đưa đi cấp cứu kịp thời sẽ giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Sơ cứu bằng phương pháp ép tim: Trong thời gian đợi xe cứu thương, cần đặt bệnh nhân nằm trên mặt phẳng cứng và tiến hành ép tim. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Tác dụng của việc ép tim là tạo ra một lực cơ học lên tim, tim sẽ có thể co bóp và đưa máu vào trong hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông.
Thực hiện hô hấp nhân tạo.Tuy nhiên, đây chỉ là các phương pháp sơ cứu tạm thời, người bệnh cần được chuyển tới bệnh viện sớm để được điều trị. Nguyên tắc tắc trong xử trí người bị nhồi máu cơ tim là khẩn trương, nhanh chóng.
Tư thế bệnh nhân: Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị.
Nếu người bệnh lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay.

Cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim

>>>>>Xem thêm: Những lưu ý đột quỵ có thể tái phát

Sơ cứu giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bắt buộc phải được nhanh chóng đưa  người bệnh tới bệnh viện để điều trị tích cực, đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Khám và điều trị bệnh tim mạch ở Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh sẽ được khám chữa bởi các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tim mạch, điều trị dưới sự hỗ trợ của các trang thiết bị y khoa hiện đại bậc nhất, được đón tiếp nhiệt tình, chăm sóc ân cần, chỉ dẫn chu đáo,… đặc biệt quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và không phải mệt mỏi chờ đợi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *