Cẩn trọng với hội chứng tim đập nhanh

Hội chứng tim đập nhanh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hội chứng này có thể dẫn đến suy tim và rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Bạn đang đọc: Cẩn trọng với hội chứng tim đập nhanh

1. Triệu chứng nào cho biết bạn đang mắc hội chứng tim đập nhanh?

Cẩn trọng với hội chứng tim đập nhanh

Tim đập nhanh có thể do sinh lý hoặc bệnh lý

Phòng làm việc ở tầng 4, cơ quan lại không có thang máy nên chị Nguyễn Lan, 39 tuổi phải leo bộ từ tầng 1 lên tầng 4. Vài năm trước, chị Lan thấy cơ thể nhẹ nhõm nên việc leo bộ không ảnh hưởng gì, nhưng vài tháng gần đây mỗi lần leo cầu thang lên hoặc đi thang bộ xuống lúc ra về, chị luôn có cảm giác tim đập nhanh thình thịch, cảm giác như người ngoài cũng có thể nghe rõ nhịp tim của chị. Mỗi lần như thế chị phải mất vài phút để thở dốc và lấy lại cân bằng rồi mới đi tiếp được.
Giống chị Lan, cô Tâm, 45 tuổi, bán quần áo ở chợ Nghĩa Tân (Hà Nội) cũng gặp những triệu chứng bất ổn về nhịp tim. Cô hay bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tim đập thình thịch… Các biểu hiện này lặp lại với tần suất ngày càng dày đặc hơn.

2. Tim đập nhanh không nên xem nhẹ

Tìm hiểu thêm: Hở van tim 2 lá khi nào cần phẫu thuật?

Cẩn trọng với hội chứng tim đập nhanh

Với bệnh tim đập nhanh do bệnh lý cần điều trị dứt điểm

Hội chứng tim đập nhanh xảy ra khi nhịp tim đập nhanh mức bình thường cho một tần suất nghỉ ngơi của trái tim. Tim đập nhanh có thể rất nguy hiểm phụ thuộc vào độ khó chịu khi tim đang làm việc và hoạt động mạnh. Để tính ngưỡng trên của nhịp tim một người bình thường thường dựa trên số tuổi. Một người trưởng thành có nhịp tim trung bình là 100 nhịp đập/phút. Như vậy, khi nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút được gọi là nhịp tim nhanh.

Khi tim đập nhanh làm quá tình bơm máu kém hiệu quả, lưu lượng máu được cung cấp ít hơn so với các phần còn lại của cơ thể. Nhịp tim nhanh cũng dẫn đến nhu cầu ôxy cần cho cơ tim là cao hơn, điều này có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ dễ gây nhồi máu cơ tim, do các dòng chảy giảm lượng ôxy cần thiết tới tim gây ra, tế bào cơ tim bắt đầu chết đi. Nguy hiểm hơn tình trạng này có thể dẫn đến đau thắt ngực và bệnh thiếu máu cục bộ sẽ kéo dài.

Trong cuộc sống, khi phải gang sức, xúc động, sốt, trạng thái cường giao cảm, viêm cơ tim, thiếu máu cũng có thể gây tim đập nhanh.
Ngoài ra, tim đập nhanh hơn sau khi hút thuốc lá nhiều, uống rượu, cà phê hoặc bị hốt hoảng, giật mình, hồi hộp… Đối với những trường hợp này có thể gọi là nhịp tim nhanh do sinh lý, tim đập nhanh tạm thời và không cần phải điều trị. Nếu gặp trường hợp này, chỉ cần hít thở chậm và sâu vài phút, nhịp tim sẽ trở lại bình thường.

Cẩn trọng với hội chứng tim đập nhanh

>>>>>Xem thêm: Chăm sóc sau phẫu thuật điều trị các bệnh lý về tim mạch

Khám chuyên khoa tim mạch khi thấy triệu chứng tim đập nhanh bất thường

Tuy nhiên, đối với những trường tim đập nhanh do bệnh lý thì phải chuyên khoa tim mạch để được các bác sĩ khám, theo dõi bởi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh như: mắc bệnh cao huyết áp, van tim không làm đúng chức năng, quá trình lưu thông máu gặp sự cố trục trặc, hoặc do bệnh lý viêm cơ tim, mắc bệnh rối loạn tuyến giáp… Điều trị tim đập nhanh cần xác định nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *