Huyết áp thấp có chữa được không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này. Mặc dù không được đề cập đến nhiều như huyết áp cao nhưng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.
Bạn đang đọc: Huyết áp thấp có chữa được không?
Mặc dù không được đề cập đến nhiều như huyết áp cao nhưng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.
1. Huyết áp thấp có chữa được không?
Khác với huyết áp cao, trong huyết áp thấp chỉ số chỉ mang tính tham khảo, triệu chứng được quan tâm nhiều hơn. Người bệnh được chẩn đoán huyết áp thấp khi có các triệu chứng như mệt mỏi, rất muốn nghỉ ngơi, hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung, dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn… hoặc chỉ số huyết áp giảm đột ngột. Nhìn chung, người bị huyết áp thấp có huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, hoặc giảm hơn 20 mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.
Huyết áp thấp có chữa được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh.Thông thường nếu huyết áp thấp không gây ra bất cứ dấu hiệu, triệu chứng nào hoặc các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ như chóng mặt khi đứng dậy, hiếm khi phải điều trị.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về bệnh co thắt động mạch vành
Huyết áp thấp có chữa được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Tuy nhiên với những trường hợp huyết áp thấp gây ra các triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Bác sĩ sẽ tập trung vào xử lý các nguyên nhân tiềm ẩn như bệnh tiểu đường hoặc suy giáp, chứ không phải huyết áp thấp.
Nếu huyết áp thấp là do ảnh hưởng của dùng thuốc, người bệnh cần điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc ngưng sử dụng hoàn toàn.
Nếu nguyên nhân gây huyết áp là chưa rõ ràng và không có biện pháp điều trị hiệu quả, mục tiêu điều trị thường là làm tăng huyết áp, hạn chế các dấu hiệu và triệu chứng.
2. Biện pháp cải thiện huyết áp thấp
Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và loại huyết áp thấp, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:
>>>>>Xem thêm: Thực phẩm tốt cho hệ tim mạch quả óc chó, cam, cà rốt
Uống nhiều nước giúp làm tăng khối lượng máu và ngăn ngừa tình trạng mất nước, cả hai điều này đều rất quan trọng trong điều trị huyết áp thấp.
- Ăn nhiều muối hơn: các chuyên gia y tế thường khuyên cần hạn chế muối trong chế độ ăn uống hàng ngày vì natri có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên đối với những người có huyết áp thấp, ăn nhiều muối lại có lợi.Tuy nhiên vì natri dư thừa có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi, do đó điều quan trọng là cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng muối trong chế độ ăn uống.
- Uống nhiều nước hơn: chất lỏng àm tăng khối lượng máu và giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, cả hai điều này đều rất quan trọng trong điều trị huyết áp thấp.
- Mang vớ nén y tế: vớ nén y tế giúp giảm đau và sưng tĩnh mạch, có tác dụng làm giảm tình trạng tích tụ máu ở chân.
- Thuốc: một số loại thuốc, được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau, có thê được sử dụng để điều trị hạ huyết áp tư thế. Ví dụ như thuốc fludrocortisone thường được sử dụng để điều trị dạng này của huyết áp thấp. Thuốc này giúp tăng lượng máu, làm tăng huyết áp. Các bác sĩ cũng sử dụng thuốc midodrine (Orvaten) để nâng đứng mức huyết áp ở những người bị hạ huyết áp thế đứng mãn tính. Thuốc có tác dụng hạn chế nguy cơ các mạch máu mở rộng, làm tăng huyết áp.