Người bệnh tim nên tập thể dục như thế nào?

Ai cũng biết thường xuyên tập thể dục, thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với những người mắc bệnh tim mạch, ví dụ như bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, suy tim… thì các hoạt động này lại cần phải hạn chế. Vậy khi có bệnh tim nên tập thể dục, thể thao như thế nào?

Bạn đang đọc: Người bệnh tim nên tập thể dục như thế nào?

Người bệnh tim nên tập thể dục như thế nào?

Trước khi bắt đầu chương trình tập luyện, những người có vấn đề về tim mạch nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Sau đây là một số lưu ý dành cho những ai được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch hoặc đã từng trải qua phẫu thuật tim về chế độ vận động:

Trước hết nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết những hoạt động nào là an toàn với tình trạng sức khỏe cá nhân.
Các bài tập chống đẩy, đứng lên ngồi xuống hoặc nâng tạ có thể gây căng thẳng cơ bắp kéo dài, huyết áp tăng và gây mệt cho tim. Vì thế nhiều người có thể cần phải tránh các hoạt động này. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định tập.

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới phản ứng của cơ thể đối với việc tập thể dục, thể thao. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể sẽ phải thay đổi loại thuốc đang dùng sang loại khác phù hợp hơn theo chỉ định của bác sĩ.

Uống nhiều nước: Uống nước đầy đủ trước khi cảm thấy khát, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.

Không nên tập quá sức, quá sớm. Hãy để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi giữa những lần tập.

Không tập thể dục bên ngoài khi trời quá lạnh, quá nóng hoặc ẩm ướt. Nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn, gây khó thở và đau ngực. Lựa chọn hợp lý hơn trong những thời điểm này là tập thể dục trong nhà.

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc giấc ngủ thật tốt là một cách phòng đột quỵ

Người bệnh tim nên tập thể dục như thế nào?

Lưu ý uống nhiều nước, nhất là vào những ngày nắng nóng

Không nên xông hơi, tắm nước lạnh sau khi tập thể dục. Nhiệt độ khắc nghiệt có thể khiến tim phải làm việc nhiều hơn.
Đừng nên tập thể dục trong khu vực có nhiều đồi, núi. Nếu phải đi bộ đường đèo, dốc, cố gắng đi từ từ, không nên quá gắng sức. Theo dõi nhịp tim chặt chẽ và nếu cần có thể hỏi bác sĩ để biết nhịp tim ở mức an toàn là bao nhiêu.

Ngừng tập thể dục, thể thao ngay khi cảm thấy khó thở hoặc mệt mỏi. Thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng đang gặp phải.

Đừng tập thể dục nếu cảm thấy không khỏe hoặc bị sốt. Những người có vấn đề về tim nên chờ một vài ngày sau khi tất cả các triệu chứng biến mất trước khi bắt đầu lại chương trình tập luyện.

Ngừng tập luyện ngay nếu tim đập nhanh hoặc không đều. Kiểm tra nhịp tim sau khi đã nghỉ ngơi 15 phút. Nếu nhịp tim vẫn ở trên 100/200 nhịp mỗi phút, gọi ngay cho bác sĩ.

Nếu cảm thấy đau trong khi tập thể dục, tuyệt đối không được bỏ qua. Ngừng tập khi bị đau ngực hoặc đau ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Người bệnh tim nên tập thể dục như thế nào?

>>>>>Xem thêm: “Điểm mặt” các bệnh mạch máu ngoại vi thường gặp

Ngừng tập ngay khi cảm thấy khó thở, mệt mỏi, đau ngực hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể.

Dừng lại và nghỉ ngơi nếu:

  • Cảm thấy mệt
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Tăng cân không rõ lý do hoặc cơ thể bị sưng
  • Cảm thấy khó chịu hoặc đau ở ngực, cổ, cánh tay, quai hàm hoặc vai

Gọi cho bác sĩ điều trị hoặc tới bệnh viện để kiểm tra ngay nếu các triệu chứng trên không thuyên giảm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *