Các yếu tố ảnh hưởng tới nhịp tim

Trái tim con người đập khoảng 45 triệu lần mỗi năm. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi dựa trên các yếu tố như tuổi tác, giới tính và cường độ hoạt động thể chất. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, một nhịp tim bình thường có thể giao động từ 50 – 100 nhịp mỗi phút. Tuy nhiên khi đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi, dưới 80 nhịp mỗi phút được coi là lý tưởng. Nhịp tim của mỗi người đều thay đổi và có thể thay đổi thường xuyên trong suốt cả ngày. Dưới đây là 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến nhịp tim.

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhịp tim

Nhịp tim của mỗi người đều thay đổi và có thể thay đổi thường xuyên trong suốt cả ngày

Nhiệt độ cơ thể

Khi nhiệt độ cơ thể thay đổi, nhịp tim cũng thay đổi. Đây là một trong những thay đổi điều nhiệt xảy ra để ngăn chặn nhiệt độ cốt lõi của cơ thể tăng hoặc giảm. Nhịp tim tăng lên khi nhiệt được cơ thể hấp thu, chẳng hạn như khi trời nắng nóng và khi tập thể dục – nhiều được nhiệt lượng của cơ thể được chuyển ra khỏi cơ thể. Khi cơ thể mất nhiệt như trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc tắm nước lạnh, nhịp tim giảm để bảo toàn nhiệt độ cơ thể.


Ăn uống

Sau khi chúng ta ăn xong, nhịp tim thường tăng lên để hỗ trợ tiêu hóa. Máu sẽ được bơm nhiều hơn hướng về đường tiêu hóa để xử lý thức ăn. Khi tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm, nhịp tim có thể tăng lên trong thời gian dài hơn so với khi chỉ ăn vặt, ăn nhẹ. Trong nhiều trường hợp, nhịp tim có thể tăng lên 100 nhịp mỗi phút, đạt đến mức mạch nhanh do ảnh hưởng của việc ăn uống.

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhịp tim

Sau khi chúng ta ăn xong, nhịp tim thường tăng lên để hỗ trợ tiêu hóa

Tập thể dục
Trong thời gian vận động, nhịp tim sẽ tăng lên để thuận lợi cho việc gia tăng nhu cầu oxy và loại bỏ carbon dioxe (CO2) khỏi cơ bắp. Nhịp tim lúc này có thể tăng cao gấp 2, 3 lần so với nhịp tim lúc nghỉ ngơi, tùy thuộc và cường độ và thời gian tập. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nhịp tim lúc nghỉ ngơi và được coi là một sự thích nghi lành mạnh và có lợi.
Uống nước trước, trong và sau khi tập thể dục để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Bị mất nước có thể làm tăng nhịp tim và tạo thêm áp lực lên tim.
Tuổi tác
Khi cơ thê già đi, nghỉ ngơi và sinh hoạt hàng ngày không làm thay đổi đáng kể nhịp tim. Tuy nhiên nhịp tim tối đa sẽ giảm khi già đi do tác dụng sinh lý của sự lão hóa.
Giới tính
Phụ nữ có nhịp tim cao hơn nam giới cả trong giấc ngủ và khi tỉnh giấc. Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt này là về mặt thể chất phụ nữ thường nhỏ hơn nam giới, đòi hỏi nhịp tim nhanh hơn để thuận lợi cho quá trình trao đổi chất. Phụ nữ có tổng khối lượng cơ ít hơn. Trong khi đó cơ bắp lại có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, nhịp tim của phụ nữ cao hơn có thể là một cơ chế bù trừ tự nhiên.
Caffeine và các loại đồ uống khác

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhịp tim

Được tìm thấy nhiều trong cà phê, trà và soda, caffeine là một chất kích thích có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm tăng nhịp tim.

Được tìm thấy nhiều trong cà phê, trà và soda, caffeine là một chất kích thích có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm tăng nhịp tim. Nó bắt chước tác dụng của adrenaline, một loại hormone tự nhiên trong cơ thể chịu trách nhiệm làm tim đập nhanh hơn. Các chất kích thích khác như cocaine và ephedrine cũng có tác động tương tự.
Mặt khác có những loại thuốc cụ thể được sử dụng để làm giảm nhịp tim như thuốc chẹn beta và chẹn kênh canxi. Thuốc chẹn beta hoạt động bằng cách can thiệp với các thụ thể mà adrenaline gắn vào, sau đó giảm ảnh hưởng của nội tiết tố trên nhịp tim. Thuốc chẹn kênh canxi làm giảm lượng canxi vào cơ tim. Bởi vì canxi cần thiết cho cơ bắp co lại, tim đập với tốc độ chậm hơn khi chúng ta uống thuốc này.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *