Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là những thói quen không thể thiếu để trái tim luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng mọi nỗ lực hàng ngày để tim luôn hoạt động tốt có thể bị phá hoại chỉ bởi một số thói quen xấu.
Bạn đang đọc: 6 thói quen xấu đang làm hại trái tim bạn hàng ngày
Nhiều thói quen xấu hàng ngày có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch.
1. Ngồi cả ngày
So với những người có lối sống hay vận động, những người có thói quen ngồi một chỗ trong 5 giờ hoặc nhiều hơn mỗi ngày có gấp đôi nguy cơ suy tim, theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 năm 2014 của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải ngồi tại bàn cả ngày, có gắng dành thời gian cứ 1 tiếng thì đi bộ xung quanh văn phòng khoảng 5 phút. Thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày này góp phần giữ cho động mạch linh hoạt và máu chảy đúng cách, bảo vệ chống lại các tác động tiêu cực của việc ít vận động.
2. Uống quá nhiều rượu
Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến huyết áp cao, đột quỵ, và béo phì – tất cả các yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Theo báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nam giới uống nhiều hơn 2 ly/ngày và nữ giới uống nhiều hôn 1 ly/ngày, có thể gây gián đoạn nhịp tim và về lâu dài sẽ dẫn tới suy tim.
3. Hay căng thẳng
Tìm hiểu thêm: Tim đập nhanh, khó thở là bệnh gì?
Căng thẳng kéo dài có thể làm hỏng các mạch máu ở tim và kéo theo nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Căng thẳng thúc đẩy cơ thể để giải phóng adrenaline, chất này tạm thời ảnh hưởng đến cách chức năng của cơ thể khiến nhịp tim và huyết áp tăng. Căng thẳng kéo dài có thể làm hỏng các mạch máu ở tim và kéo theo nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Để giảm thiểu các tác hại của căng thẳng, bạn có thể thử:
- Chia sẻ cảm xúc của bạn bằng cách nói chuyện với một người bạn đáng tin cậy hoặc thành viên gia đình.
- Tập thể dục. Làm giảm căng thẳng tinh thần bằng cách tham gia vào các hoạt động thể chất.
- Lập kế hoạch công việc trong ngày: ưu tiên các công việc cần kíp thực hiện trước để tránh tình trạng “việc chồng việc”.
-
4. Không dùng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa là rất quan trọng – nhưng không chỉ cho răng. Một nghiên cứu trong Journal of Periodontal Research (tháng 05/2014), phát hiện ra rằng những người bị bệnh tim mạch vành thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa làm sạch răng sẽ ít gặp phải các biến chứng hơn. Vậy mối liên quan ở đây là gì? Theo nhiều nghiên cứu đó có thể là do i khuẩn liên quan đến bệnh nướu răng gây viêm trong cơ thể, và viêm có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
5. Ăn quá nhiều muối
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch mà ai cũng nên biết
Tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến cao huyết áp, một yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
Tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến cao huyết áp, một yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Ngoài việc hạn chế muối khi chế biến thức ăn, bạn cũng cần lưu ý đến thực phẩm chế biến bao gồm các loại rau đóng hộp, thịt đóng hộp, khoai tây chiên… Hãy luôn đọc nhãn thành phần dinh dưỡng kỹ càng trước khi mua để lựa chọn các sản phẩm có lượng muối thấp.
6. Ngủ không đủ giấc
Tim phải làm việc vất vả cả ngày và nếu không ngủ đủ giấc, hệ thống tim mạch sẽ không được nghỉ ngơi. Thiếu ngủ kéo dài có thể làm tăng nồng độ hai loại hormone cortisol và adrenaline, tương đương như khi cơ thể trải qua một tình huống căng thẳng. Người lớn nên ngủ trung bình 7 – 8 giờ mỗi đêm.