Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch được coi là “sát thủ âm thầm” đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh. Bên cạnh việc chú trọng tuân thủ điều trị, người bệnh cần loại bỏ hoặc đề phòng những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch

– Các yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ. Nếu bạn có người thân trong gia đình bị bệnh tim mạch, thì bạn sẽ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh lý này.

– Những người bị bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ mắc bệnh hẹp động mạch – nguyên nhân gây bệnh tim mạch.

– Nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới ở độ tuổi mãn kinh lại có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch

Căng thẳng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

– Căng thẳng, lối sống thất thường, thói quen ăn uống sơ sài và thiếu tập thể dục là các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– Độ tuổi cũng là một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau tim. Sau 65 tuổi, nguy cơ cao hơn do cơ thể không thể đối phó với những ảnh hưởng của các cơn đau tim.

– Cao huyết áp cũng có thể gây rắc rối cho tim. Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đột quỵ – biến chứng tim mạch nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.

– Thừa mỡ bụng cũng là một yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu cho thấy, béo bụng có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

– Những người hút thuốc lá tăng ít nhất 2-3 lần nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với người bình thường. Hút thuốc lá là nguyên nhân có thể làm tổn thương động mạch và gây ra các vấn đề về cholesterol.

– Ngồi quá lâu và lười vận động sẽ tạo gánh nặng cho tim và làm tăng nguy cơ đau tim.

Phòng ngừa bệnh tim mạch bằng cách nào?

Bệnh tim mạch được xem là kẻ giết người thầm lặng nguy hiểm, song nhiều chuyên gia sức khỏe cho biết 90% các trường hợp có thể phòng ngừa được.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch

Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngăn ngừa bệnh tim mạch

Thử nghiệm này nên bắt đầu ở tuổi 20. Đầu tiên hãy kiểm tra huyết áp, cholesterol, cân nặng, đường huyết, chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng eo ít nhất 1 năm/lần.

Tập yoga

Tập thở và các kỹ thuật khác như yoga, thiền… có thể giúp giảm bớt căng thẳng. Căng thẳng khiến tim đập nhanh, mạnh và huyết áp cũng tăng lên. Kiểm soát căng thẳng là việc vô cùng quan trọng để giúp tim khỏe.

Đi bộ thường xuyên

Nghiên cứu cho thấy đi bộ 10.000 bước một ngày tương đương với 45 – 60 phút tập aerobic giúp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.

Bỏ thuốc lá

Thuốc lá có nhiều tác hại cho cơ thể, nó không chỉ gây tổn hại cho phổi mà còn làm ảnh hưởng đến tim. Mặc dù chỉ hút 1 – 2 điếu một ngày, nhưng hậu quả mà quả tim gánh chịu rất nặng nề.

Bổ sung đầy đủ Vitamin D

Rất cần thiết cho một trái tim khỏe mạnh. Nó có nhiệm vụ “quản lý” can xi trong cơ thể. Vitamin D không chỉ tốt đối với xương mà còn cả cơ bắp và các mô.

Ăn các loại hạt dinh dưỡng

Các loại hạt dinh dưỡng như mắc ca, hạt hạnh nhân, hạt giẻ… la những loại hạt chứa nhiều axit béo không no, trong đó có nhiều loại mà cơ thể con người không tự tổng hợp được, giúp giảm cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *