Nhịp tim bình thường là số lần tim bạn đập trong một phút khi nghỉ ngơi. Khi tim đập bất thường, quá nhanh hay quá chậm, đều có thể là những dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề một sức khỏe nào đó mà bạn cần lưu tâm.Vậy nhịp tim trung bình là bao nhiêu?
Bạn đang đọc: Nhịp tim trung bình là bao nhiêu?
1. Nhịp tim trung bình là bao nhiêu?
Nhịp tim là số lần tim đập được trong vòng 1 phút. Nhịp tim trung bình ở người trưởng thành, khỏe mạnh dao động từ 60 – 100 nhịp/phút ở lúc nghỉ ngơi. Ngoài ra ở mỗi một độ tuổi, thể trạng sức khỏe, trạng thái cơ thể hoạt động hay nghỉ ngơi, người luyện tập thường xuyên hay người ít vận động, giá trị này sẽ khác nhau.
Bảng nhịp tim trung bình của từng lứa tuổi
Nhịp tim trung bình của một người trưởng thành khỏe mạnh nằm trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/phút. Thông thường nhịp tim trên 100 nhịp/phút được coi là nhịp tim nhanh và dưới 60 nhịp/phút được coi là nhịp tim chậm. Tuy nhiên, ở những người luyện tập thể dục thể thao đều đặn, nhịp tim có thể chỉ nằm trong khoảng từ 40 – 50 nhịp/ phút, đó là do cơ tim của họ rất khỏe mạnh và làm việc hiệu quả.
Với những người lớn trên 60 tuổi, theo quan điểm mới nhất của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nhịp tim tốt nhất chỉ nên nằm trong khoảng từ 60 – 80 nhịp/phút. Khi nhịp tim trên 80 nhịp/phút, nhiều người người lớn tuổi đã xuất hiện triệu chứng mệt, hồi hộp, trống ngực… trường hợp này có thể được coi là nhịp tim nhanh và cần điều trị.
2. Biện pháp làm điều hòa nhịp tim
2.1.Thay đổi chế độ ăn uống
Một chế độ ăn lành mạnh, cân đối chất dinh dưỡng lúc nào cũng được khuyến khích cho người bệnh tim mạch nói chung và rối loạn nhịp tim nhanh nói riêng. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như chuối, táo, bánh mì, sữa chua… Và nhớ tránh xa những thực phẩm không có lợi cho tim như rượu, bia, café, trà đặc…
Tìm hiểu thêm: Dây thần kinh tọa nằm ở đâu và bệnh lý liên quan
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây tim đập nhanh từ thói quen sinh hoạt
Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả
2.2. Hít thở sâu, thở chậm để làm giảm nhịp tim
Hít sâu, thở chậm là bài tập tuyệt vời có thể giúp bạn làm chậm nhịp tim, giảm sự lo lắng và cải thiện tình trạng đánh trống ngực. Tuy nhiên điều này có thể khó thực hiện khi trái tim bạn đang có các rối loạn, vì vậy bạn phải kiên cường tập luyện để điều tiết hơi thở tốt hơn.
2.3. Tập thể dục đều đặn giúp giảm nhịp tim
Nhiều người nghĩ rằng tập thể dục càng làm nặng hơn tình trạng tim đập nhanh. Điều này đúng nhưng lại không hẳn là đủ. Vì quá trình tập luyện cơ thể cần nhiều hơn năng lượng, thúc đẩy làm tim tăng co bóp từ đó làm tăng nhịp tim. Nhưng chính điều này vô tình lại tạo một động thái tốt cho cơ tim của bạn. Vì cơ tim cũng như cơ bắp vậy duy trì tập luyện thường xuyên sẽ khiến cơ bắp khỏe mạnh và có thể làm giảm tình trạng tim đập nhanh.