Nổi mề đay – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay hay còn gọi là bệnh mày đay là một phản ứng viêm da, dị ứng ngoài da, hay xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa hè, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Bạn đang đọc: Nổi mề đay – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân nổi mề đay

Bệnh mề đay là một dạng dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Nổi mề đay – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay hay còn gọi là bệnh mày đay là một phản ứng viêm da, dị ứng ngoài da, hay xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa hè

  • Do di truyền: Chủ yếu là do chứng dị ứng với thời tiết, vì vậy nếu gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì bạn có nguy cơ cao mắc căn bệnh này hơn những người khác.
  • Do cơ thể có sức đề kháng yếu vì thế khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt cũng như tiếp xúc hàng ngày.
  • Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: Bệnh mề đay thường xuất hiện khi thời tiết trong giai đoạn giao mùa, quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm không khí cao,…
  • Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, các thực phẩm gây dị ứng phổ biến là: tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển, thịt bò, trứng, socola, phô mai, các loại mắm, , … thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng.
  • Do dị ứng với một số thuốc gây nổi mề đay như thuốc uống, thuốc bôi ngoài da bao gồm: Bệnh mề đay do dị ứng thuốc có thể xuất hiện ngay sau lần đầu bạn dùng thuốc hoặc cách đó từ 5-10 ngày.
  • Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, … gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần.
  • Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, áp lực,… cũng là nguyên nhân khiến người bệnh mắc mề đay.
  • Do virut, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Người bệnh mắc viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể (tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang…) thường có nguy cơ mắc mề đay rất cao.

Triệu chứng nổi mề đay

Bệnh mề đay được chia làm 2 dạng: Nổi mề đay cấp tính và mạn tính. Mỗi dạng sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Các yếu tố kích thích sự phát triển của bệnh vẩy nến

Nổi mề đay – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh mề đay được chia làm 2 dạng: Nổi mề đay cấp tính và mạn tính. Mỗi dạng sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng bệnh nổi mề đay cấp tính

Dị ứng mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, khói bụi, phấn hoa, thuốc, hải sản,… và biến mất trong khoảng vài giờ hay vài ngày, tuy nhiên cũng có thể kéo dài hơn 1 tuần, phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Thông thường, vị trí da bị dị ứng sẽ xuất hiện mẩn đỏ (hay còn gọi ban đỏ), gây ngứa và có xu hướng lan rộng khắp người. Bệnh không có dấu hiệu báo trước tuy nhiên có thể phát bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó, ở một số bệnh nhân dị ứng, mề đay có thể tiến triển nặng hơn với các hiện tượng như phù mạch (phù quincke), gây sưng to cả một vùng da, da căng nhiều hơn ngứa, kèm theo những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, thậm chí là là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Triệu chứng bệnh nổi mề đay mạn tính

Sau 8 tuần mà bệnh mề đay mẩn ngứa chưa hết, người bệnh được chuẩn đoán là bị bệnh mề đay mạn tính. Lúc này, bệnh có những thay đổi phức tạp hơn, gây ra những triệu chứng đa dạng hơn. Những vết sẩn ngứa xuất hiện có hình tròn, vòng hoặc thành những vết dài ngoằn ngoèo, có khi bị xuất huyết. Chỗ mề đay mẩn ngứa nổi phỏng, mụn nước xuất hiện, khi vỡ có nguy có gây nhiễm trùng. Trường hợp này gặp ở trẻ em nhiều nhất.
Một dạng khác nguy hiểm hơn đó là nổi mề đay khổng lồ. Khi phát bệnh, người bệnh không bị ngứa ngáy nhiều như những trường hợp kia mà khắp mặt từ mắt, môi hoặc cơ quan sinh dục bị sưng phù, căng tức vô cừng khó chịu. Trong trường hợp nặng, còn ảnh hưởng đến đến hệ hô hấp khiến người bệnh không thở được phải đi cấp cứu.

Nổi mề đay – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Bệnh vẩy nến ở trẻ nhìn chung không ảnh hưởng nghiêm trọng

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi có dấu hiệu nổi mày đay

Điều trị nổi mề đay

Giai đoạn nổi mề đay mẩn ngứa gây cảm giác khó chịu vì thế nên đưa người bệnh đi khám để được Bác sĩ chỉ định thuốc điều trị, giúp nhanh chóng cắt giảm các cơn ngứa tức thì. Đặc biệt, với các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng thì cần phải xác định tác nhân gây dị ứng và hạn chế tối đa trường hợp dị ứng với 1 thành phần nào đó của thuốc kháng sinh để tránh các tác dụng nặng nề hơn khi lại sử dụng thuốc có thành phần thuộc dị ứng của người bệnh. Nếu bạn có ý định tiêm Corticoid (giảm ngứa ngay lập tức) thì cần cân nhắc vì các tác dụng phụ của nó.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *