Hiện nay, bên cạnh các tác nhân như virus, việc lạm dụng rượu bia quá nhiều khiến gan bị tổn thương nặng nề cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm căn bệnh xơ gan trở nên phổ biến hơn. Tình trạng xơ gan diễn ra như thế nào? Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lá gan và toàn cơ thể chúng ta ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Bạn đang đọc: 99% người bệnh không biết hết về bệnh xơ gan
Hãy bảo vệ lá gan của bạn để “xơ gan” không là nỗi lo thường trực
1. Tầm quan trọng của lá gan.
Có thể bạn chưa biết, gan là bộ phận quan trọng thứ 2 trong cơ thể chúng ta, là tạng lớn nhất trong cơ thể, tùy vào trọng lượng của cơ thể mà trọng lượng của gan khoảng 1,1-1,8 kg.
Gan có chức năng vô cùng quan trọng trong cơ thể chúng ta như:
- Dự trữ Glycogen và các chất dinh dưỡng, giữ năng lượng cho cơ thể
- Tổng hợp protein
- Chức năng chống độc: ngăn ngừa các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, đồng thời làm giảm độc tính và giúp cơ thể đào thải các chất độc
- Tạo dịch mật tiêu thụ thức ăn
- Sản xuất các chất giúp đông máu
2. Thế nào là xơ gan?
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị viêm túi mật kịp thời, có thể gây biến chứng
Xơ gan đang tàn phá lá gan của bạn như thế nào?
Xơ gan là một căn bệnh mãn tính đặc trưng, là quá trình gan bị xơ hóa trong một thời gian dài vì một nguyên nhân nào đó như do virus, do rượu bia, chất kích thích, thuốc…vv. Các tế bào gan bị tấn công nặng nề và sẽ chết dần đi, sau đó sẽ được thay thế bằng các dải mô xơ và các nhân “ tái sinh “. Tuy nhiên khi các chất xơ và các nhân tái sinh được sản sinh ra nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hoạt động của gan, dẫn đến Xơ gan.
3. Nguyên nhân gây bệnh xơ gan
- Nguyên nhân thứ phát: do sỏi, giun chui ống mật, viêm đường mật
- Nguyên nhân nguyên phát: hội chứng Hanot, hay còn gọi là xơ gan ứ mật tiên phát
- Do viêm gan virus: đặc biệt là viêm gan siêu vi B, có khoảng 20% tổng số người mắc viêm gan siêu vi B sẽ biến chứng thành xơ gan
- Xơ gan do viêm gan mạn tính: viêm gan tự miễn
- Do ứ mật và ứ đọng máu kéo dài
- Do bia rượu
- Do nhiễm mỡ
- Do ký sinh trùng
- Do nhiễm độc hóa chất
- Do di truyền
- Do suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa.
4. Triệu chứng của xơ gan là gì?
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo nguyên nhân tăng men gan bị nhiều người bỏ qua
Vàng da, tuần hoàn bàng hệ trên da là một trong những triệu chứng tiêu biểu nhất của bệnh xơ gan.
Bệnh xơ gan là một căn bệnh rất nguy hiểm, vì thế mọi người cần chú ý đến các triệu chứng của từng giai đoạn để có phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.
4.1. Giai đoạn sớm ( giai đoạn tiềm tàng – giai đoạn còn bù ):
- Người mệt mỏi, chán ăn khó tiêu, cơ thể gầy nhanh, sút cân.
- Rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, phân lúc lỏng, lúc táo bón
- Đau tức vùng hạ sườn phải, buồn nôn
- Có thể có gan to, mật độ chắc, nhẵn
- Có các sao mạch ở da mặt cổ, ngực, bàn tay son
- Có thể có lách to
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng
- Tuy nhiên ở giai đoạn này, để xác định được chính xác bệnh nhân có mắc bệnh hay không cần dựa trên các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm chức năng gan bị rối loạn, sinh thiết gan để xét nghiệm mô bệnh học
4.2. Giai đoạn muộn ( giai đoạn mất bù ):
Ở giai đoạn này, bệnh sẽ biểu hiện thông qua hai hội chứng:
– Hội chứng suy chức năng gan:
- Sức khỏe giảm sút, lười ăn, giảm khả năng làm việc
- Da sạm đen, xuất hiện những mảng xuất huyết hay chấm xuất huyết
- Có thể chảy máu chân răng
- Hồng ban ở má hoặc lòng bàn tay
- Gan có thể to nhưng thường sẽ teo nhỏ.
– Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
- Xuất huyết tiêu hóa dưới hai hình thức hoặc nôn ra máu do vỡ tĩnh mạch trướng thực quản hoặc đi ngoài ra máu tươi do trĩ nội.
- Lách to
- Tuần hoàn bàng hệ trên da bụng
- Phù hai chi dưới
- Cố chướng do hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa nhưng cũng có thể do tế bào gan suy kém dẫn đến bệnh nhân bị cổ trướng nhanh
- Ngoài ra bệnh nhân có thể sốt nhiễm khuẩn, hoại tử hay ung thư hóa. Đặc biệt ở giai đoạn này bệnh nhân có thể bị vàng da.
5. Các giai đoạn xơ gan
5.1. Giai đoạn 1:
Bệnh nhân chưa xuất hiện triệu chứng cụ thể, gan không xuất hiện tổn thương nhưng đã bắt đầu bị viêm. Ở giai đoạn này, bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng học tập, làm việc. Nhưng nếu ở giai đoạn có thể phát hiện được bệnh và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ thuyên giảm, chức năng gan sẽ được phục hồi trở lại.
5.2. Giai đoạn 2:
Các tế bào gan đã bị tổn thương nhất định, xuất hiện các mô sẹo và bị xơ hóa. Do chức năng gan bị suy giảm, gây ra rối loạn chuyển hóa vị các chất độc không thể đào thải ra khỏi cơ thể. Ở giai đoạn người bệnh cũng vẫn có một số triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, da chuyển vàng, nước tiểu vàng đậm, đau hạ sườn phải, hay bị chảy máu cam và chảy máu chân răng,…Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này vẫn có thể điều trị khỏi và phục hồi chức năng gan
5.3. Giai đoạn 3:
Đây là giai đoạn gan bắt đầu bị xơ hóa nghiêm trọng, người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng đáng lưu ý như: tiêu hóa rối loạn, chân bị phù, sụt cân nhanh, nhịp tim tăng nhanh, da vàng khác thường,…Tuy nhiên ở giai đoạn này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, vì vậy người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.
5.4. Giai đoạn 4:
Bệnh đã tiến triển nặng nề và rất khó để có thể phục hồi lại chức năng gan. Người bệnh cũng không thể tiến hành ghép gan. Thông thường khi người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn này thì tiên lượng sống giảm đáng kể.
6. Biến chứng nguy hiểm của xơ gan
- Xuất huyết tiêu hóa: đây là tình trạng nặng do giãn tĩnh mạch thực quản. Tuy nhiên nếu chức năng gan còn tốt thì bệnh sẽ được điều trị tốt hơn, còn nếu chức năng gan đã suy giảm nghiêm trọng thì bệnh nhân có thể đi vào hôn mê và tử vong.
- Nhiễm trùng: bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng như lao phổi, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiêu hóa,…khi bệnh nhân bị nhiễm trùng bệnh sẽ tiến triển nặng hơn
- Bệnh não gan hay chính là hôn mê gan: thường xảy ra sau các yếu tố như: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, xuất huyết tiêu hóa hoặc ở giai đoạn cuối của xơ gan.
- Ung thư gan: xơ gan chiếm khoảng 80% tổng số trường hợp ung thư gan nguyên phát.
7. Điều trị xơ gan
Điều trị nguyên nhân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, cần ngừng sử dụng các loại thuốc không phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
- Chỉ định hút dịch khi bụng quá căng
- Sử dụng thuốc lợi tiểu và cần theo dõi điện giải đồ máu điện giải đồ niệu theo chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị nhiễm trùng dịch cổ trướng.
Trên đây là một số kiến thức thường quy về bệnh lý xơ gan. Đối với điều trị xơ gan, Hệ thống y tế Thu Cúc sẽ xây dựng phác đồ điều trị cụ thể dựa trên từng người bệnh để có kết quả điều trị tốt nhất. Với sự dày công nghiên cứu, PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Thành cùng đội ngũ bác sĩ tại Thu Cúc đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân xơ gan, trong đó, có bệnh nhân đã có thể phục hồi từ xơ gan giai đoạn F4
Để được tư vấn về khám và điều trị xơ gan, độc giả có thể liên hệ 1900558892
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.