Sỏi túi mật có chữa được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi tỷ lệ người mắc bệnh sỏi mật có xu hướng ngày tăng lên. Nếu bạn vẫn còn đang hoang mang thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp đáp án mà bạn đang cần.
Bạn đang đọc: Sỏi túi mật có chữa được không?
1. Cơ chế hình thành sỏi túi mật
Sỏi túi mật là một bệnh lý gan mật thường gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Sỏi túi mật được hình thành do tình trạng quá bão hòa của một trong ba thành phần cholesterol, sắc tố mật và muối canxi trong dịch mật. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sỏi túi mật sẽ tiếp tục được phát triển về số lượng và kích thước. Lúc đầu, sỏi có thể bé như một hạt cát, đến to bằng hạt đậu hoặc có thể to bằng 1 quả bóng golf.
Túi mật có thể có một hoặc rất nhiều sỏi
2. Triệu chứng của bệnh sỏi túi mật
2.1. Sỏi túi mật không có triệu chứng
Sỏi túi mật không có triệu chứng hay còn gọi là “sỏi im lặng” chiếm khoảng 80% tỷ lệ người mang bệnh. Sỏi được phát hiện một cách ngẫu nhiên dựa vào siêu âm và chụp CT (cắt lớp vi tính).
2.2. Sỏi túi mật có triệu chứng
Với những sỏi túi mật có kích thước lớn sẽ bị kẹt trong ống dẫn mật. Túi mật sẽ co bóp khó hơn, người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:
- Xuất hiện những cơn đau quặn gan và có thể có biến chứng viêm túi mật cấp.
- Đau ở phần hạ sườn phải, xuyên qua lưng lên vai phải từ vài phút hoặc kéo dài đến vài giờ. Mức độ cơn đau tăng lên khi người bệnh hít thở sâu.
- Vùng thượng vị bị đau sau khi ăn no hoặc ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ.
- Các triệu chứng khác: Đổ mồ hôi, sốt, rét run, vàng da hoặc vàng mắt, buồn nôn
3. Mức độ nguy hiểm của sỏi túi mật
3.1.Viêm túi mật cấp
Có khoảng 90-95% bệnh nhân bị viêm túi mật cấp thứ phát do sỏi di chuyển theo dòng chảy của dịch mật vào trong túi mật làm ứ tắc dịch mật trong túi mật. Dịch mật bị ứ tắc gây nhiễm trùng và viêm túi mật cấp. Khi này, người bệnh sẽ bị đau dữ dội ở vùng hạ sườn phải, tim đập nhanh, ớn lạnh và có thể sốt trên 38 độ C.
Viêm túi mật cấp là một loại bệnh cấp cứu và cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời. Nếu không sẽ có nguy cơ thủng túi mật và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng cảnh báo khi gan có vấn đề
Viêm túi mật cấp là biến chứng thường gặp của sỏi túi mật
3.2. Nhiễm trùng đường mật, viêm đường mật cấp
Nếu sỏi túi mật làm tắc nghẽn ống dẫn mật có thể làm nhiễm trùng và viêm đường mật cấp. Người bệnh sẽ đau vùng bụng bên phải rồi lan ra sau vai. Cơ thể người bệnh mệt mỏi, ớn lạnh hoặc sốt cao. Da vàng và bị ngứa.
3.3. Viêm tụy cấp
Khi sỏi túi mật bị tắc nghẽn trong các ống tụy làm tắc ứ dịch tụy gây viêm tụy cấp. Viêm tụy khiến bụng đau dữ dội, liên tục và thường trở nên tồi tệ hơn sau ăn.
3.4. Ung thư túi mật
Ung thư túi mật là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Trong trường hợp người bệnh có thêm các yếu tố nguy cơ như bị polyp hay vôi hóa túi mật…thì nên đề nghị phẫu thuật cắt túi mật để phòng ngừa rủi ro.
3.5. Tắc ruột sỏi:
Sỏi túi mật nếu không điều trị sẽ làm viêm mãn tính túi mật và dính vào tá tràng. Lâu ngày sỏi ăn mòn thành túi mật và tá tràng gây rò túi mật, tá tràng. Khi đó, sỏi đi theo đường dò rơi vào lòng tá tràng xuống ruột non và bị mắc kẹt trong đó gây tắc ruột. Mặc dù là một biến chứng có tỉ lệ gặp phải thấp nhưng nguy hiểm. Bệnh cần phải điều trị gấp nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
4. Sỏi túi mật có chữa được không? Phương pháp điều trị sỏi túi mật
Theo ý kiến của bác sỹ, bệnh sỏi túi mật có hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều trị sỏi mật có nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào kích thước, vị trí của sỏi, các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các phương pháp điều trị sỏi túi mật là:
4.1. Sỏi túi mật không có triệu chứng
Phần lớn người bị sỏi túi mật không triệu chứng có thể chỉ cần theo dõi, tuy nhiên khi sỏi phát triển hoặc có xu hướng gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần có sự can thiệp y tế.
4.2. Sỏi túi mật có triệu chứng:
Nếu sỏi túi mật gây đau đớn kéo dài hoặc gây viêm túi mật hay những biến chứng nguy hiểm khác thì người bệnh cần được điều trị. Phương pháp sử dụng phổ biến nhất là phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
>>>>>Xem thêm: Mỡ gan và những thông tin cần biết
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc được thực hiện tại phòng mổ vô khuẩn một chiều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.
- Cắt bỏ túi mật bằng phương pháp phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ tạo vài đường mổ nhỏ để đưa dụng cụ vào trong ổ bụng để tiến hành cắt bỏ túi mật. Với phương pháp này, sức khỏe bệnh nhân nhanh hồi phục và mức độ tổn thương ít, tỷ lệ biến chứng và tai biến thấp. Thời gian nằm viện ít, bệnh nhân có thể về nhà sau phẫu thuật một ngày.
- Cắt bỏ túi mật bằng phương pháp mổ mở: được chỉ định trong trường hợp nếu người bệnh có những biến chứng nhất định liên quan đến sỏi mật như viêm nhiễm, nhiễm trùng…hoặc một tình trạng nào đó có thể gây khó khăn khi thực hiện phẫu thuật nội soi.
5. Biện pháp ngăn ngừa sỏi túi mật
- Chế độ ăn uống khoa học: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp túi mật được khỏe mạnh.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh không chỉ kiểm soát được bệnh sỏi mật, sỏi túi mật mà còn làm giảm các nguy cơ mắc bệnh khác.
- Kiểm soát tốt cân nặng. Nếu cần phải giảm cân thì phải tiến hành giảm từ từ.
- Không bỏ ăn hoặc nhịn đói để làm giảm nguy cơ gây bệnh.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm trắng tinh chế, thức ăn giàu chất béo.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn về căn bệnh sỏi túi mật để từ đó có những biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.