Làm gì để phòng tránh mối nguy từ bệnh viêm gan virus mạn?

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm gan virus mạn tính cao nhất trong khu vực. Nhưng có đến 90% người dân chủ quan không biết tới tình trạng bệnh của mình. Vậy phải làm gì để phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm  nhé.

Bạn đang đọc: Làm gì để phòng tránh mối nguy từ bệnh viêm gan virus mạn?

1. Viêm gan virus mạn là gì?

Viêm gan virus mạn tính là tình trạng khi gan của chúng ta bị tổn thương do các loại virus khác nhau thuộc nhóm Hepadnavirus làm gan bị viêm hoặc hoại tử. Tình trạng viêm thường kéo dài trên 6 tháng. Bệnh sẽ tiến triển dần dần, nếu để lâu sẽ dẫn đến các biến chứng như xơ gan, ung thư gan nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.

2. Nguy cơ mắc bệnh viêm gan virus mạn

– Các loại virus là nguyên nhân hàng đầu phá hoại tế bào gan của chúng ta.

– Không chỉ thế, sống chung với người bị nhiễm virus hoặc bệnh nhân có bệnh nền là viêm gan virus A, viêm gan virus B và viêm gan virus C cũng là nguyên nhân chính gây ra viêm gan virus mạn.

Làm gì để phòng tránh mối nguy từ bệnh viêm gan virus mạn?

Thói quen chính là yếu tố hàng đầu sẽ bảo vệ lá gan của chính bạn tránh khỏi viêm gan virus mạn tính

2.1. Viêm gan virus A gây bệnh viêm gan virus mạn (Hepatitis A virus):

Khoảng 10-17% bệnh nhân khi bị viêm gan virus A sẽ tiến triển thành viêm gan mạn. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này chủ yếu do yếu tố môi trường, nguồn nước và nguồn thực phẩm.

2.2. Viêm gan virus B (Hepatitis B virus)

Theo nghiên cứu có khoảng 5-10% bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan siêu vi B cấp tính tiến triển thành bệnh viêm gan mạn. Người bệnh cũng dễ mắc đồng thời bệnh viêm gan virus siêu vi D khiến bệnh có thể tiến triển ngày càng nặng hơn. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ mắc viêm gan mạn do biến chứng của bệnh viêm gan virus B cao hơn ở người trưởng thành. Vì thế, ngay sau khi ra đời trong vòng 24 tiếng, trẻ em sẽ được tiêm ngay vacxin phòng viêm gan virus B.

2.3. Bệnh viêm gan virus mạn do viêm gan virus C (Hepatitis C virus)

Đây là nguyên nhân chính gây ra viêm gan virus, đặc biệt chúng chiếm 60-70% tổng số trường hợp mắc phải căn bệnh này, và 75% những người bị viêm gan siêu vi C có nguy cơ sẽ tiến triển thành căn bệnh này.

– Một số nguyên nhân khác phổ biến như thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá…có tác động rất lớn đến tế bào gan và bệnh gan nhiễm mỡ (bệnh này không do sử dụng các chất có cồn)

– Ngoài ra không thể không kể đến các thói quen ăn uống, sinh hoạt, sử dụng các loại thực phẩm vỉa hè không rõ nguồn gốc,…

Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố khác gây bệnh viêm gan virus như:

– Quan hệ không lành mạnh, khi một trong hai đang nhiễm virus viêm gan.

– Lây truyền từ mẹ sang con.

– Nhân viên y tế, đặc thù công việc phải tiếp xúc nhiều với máu.

– Được điều trị thận nhân tạo trong một thời gian dài.

3. Phân loại bệnh viêm gan virus mạn

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh có thể chia bệnh này thành 4 loại khác nhau:

– Viêm gan virus mạn

– Viêm gan virus mạn do tự miễn

– Viêm gan mạn do thuốc

– Viêm gan mạn tiềm tàng.

4. Triệu chứng của viêm gan virus mạn

Theo nghiên cứu có khoảng 2/3 tổng số người mắc bệnh viêm gan virus không biểu hiện triệu chứng cụ thể. Bệnh sẽ tiến triển từ từ và nặng dần, phá hủy làm chức năng gan suy giảm. Còn ⅓ số người còn lại mắc viêm gan virus mạn do điều trị viêm gan virus cấp tính nhưng chưa khỏi hoàn toàn. Có thể virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể và tái phát lại bệnh. Những triệu chứng điển hình bệnh nhân có thể dễ dàng cảm nhận được như:

– Rối loạn tiêu hóa, chán ăn

– Mệt mỏi, buồn nôn

– Đau nhức người

– Đau bụng vùng trên.

Nếu bệnh tình trở nặng, bệnh nhân có thể có một số dấu hiệu sau:

– Sốt nhẹ và vàng da

– Xuất huyết dưới da

– Bụng phình to và chứa dịch

– Thay đổi cân nặng bất thường

– Dễ bầm da và hay chảy máu

– Hay bị lẫn.

Tìm hiểu thêm: Biến chứng của bệnh xơ gan những tổn thương nghiêm trọng

Làm gì để phòng tránh mối nguy từ bệnh viêm gan virus mạn?

Các triệu chứng của bệnh viêm gan virus mạn tính

5. Hệ lụy của bệnh viêm gan virus

Nếu không có phác đồ điều trị bệnh phù hợp, bệnh tình sẽ tiến triển từ từ và ngày càng trở nặng hơn, dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh về xơ gan, ung thư gan…

6. Điều trị bệnh viêm gan virus như thế nào

Mỗi loại viêm gan virus mạn sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Với Viêm gan A, viêm gan C đã có phác đồ điều trị khỏi bệnh. Còn đối với viêm gan B, đây vẫn là vấn đề phức tạp. Hiện nay, Thu Cúc đang điều trị thành công các bệnh lý viêm gan do virus, đặc biệt phải kể đến là điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan B mạn tính cho một tỷ lệ người bệnh. Phác đồ điều trị do PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Thành nghiên cứu và triển khai cùng đội ngũ bác sĩ tại Thu Cúc.

Lưu ý khi điều trị viêm gan Virus:

– Nên đi khám định kỳ để phát hiện và có phác đồ điều trị bệnh sớm hơn.

– Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì điều trị trong thời gian dài, tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị.

– Bên cạnh phác đồ điều trị, người bệnh nên duy trì lối sống khoa học, đảm bảo giữa chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tránh xa các chất kích thích. Có thể sử dụng một số thực phẩm bồi bổ sức khỏe sau khi tham vấn bác sĩ.

Ngoài ra nếu có điều kiện người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp ghép gan. Tuy nhiên, sau khi ghép gan virus có thể tái phát lại trong lá gan mới được ghép. Thế nhưng những ca ghép gan thường có khả năng thành công ít hơn so với những ca ghép cấy được thực hiện vì các lý do khác nhau.

7. Chẩn đoán viêm gan virus mạn

Vì triệu chứng của các bệnh viêm gan thường giống nhau, nên để phân loại cũng như xác định được các mức độ của bệnh, bác sĩ phải dựa trên một số xét nghiệm như:

– Xét nghiệm máu: đánh giá được chức năng của gan, cũng như xác định được protein và enzym trong gan.

– Xét nghiệm acid nucleic: giúp xác định tốc độ của virus sinh sản trong gan và mức độ hoạt động của gan

– Sinh thiết gan

– Chọc dò dịch màng bụng

– Siêu âm đàn hồi để xác định tình trạng cứng gan

– Điểm đại diện (Surrogate marker) là một loại xét nghiệm để đánh giá mức độ xơ hóa của gan.

Làm gì để phòng tránh mối nguy từ bệnh viêm gan virus mạn?

>>>>>Xem thêm: Người bị xơ gan F4 sống được bao lâu?

Để phòng ngừa viêm gan virus mạn chúng ta cần đến gặp các bác sĩ để có phác đồ điều trị nhất định

8. Phòng ngừa bệnh viêm gan virus

– Tiêm vacxin phòng virus viêm gan mạn tính

– Cần loại bỏ những nguyên nhân tác động gây ra bệnh như rượu, bia, thuốc lá…và các chất kích thích

– Có lối sống lành mạnh, khoa học, chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.

– Chế độ ăn uống: hạn chế các loại thực phẩm có chứa dầu mỡ,… Tăng cường rau xanh và bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin.

Bệnh viêm gan virus mạn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe lá gan và toàn cơ thể. Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh và có cách phòng tránh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *