Là một căn bệnh truyền nhiễm nên virus viêm gan B có nhiều con đường lây truyền đa dạng. Tuy nhiên, rất nhiều người trong chúng ta còn chưa biết viêm gan B lây qua đường nào là chủ yếu? Bệnh có khả năng lây lan ra sao và phòng bệnh bằng cách nào? Đây là những kiến thức rất quan trọng, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Viêm gan B lây qua đường nào? Cách chủ động phòng bệnh
1. Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một căn bệnh lây truyền phổ biến toàn cầu. Bệnh xảy ra do cơ thể lây nhiễm virus viêm gan B (HBV). Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể mắc bệnh nếu không biết cách phòng tránh và bảo vệ bản thân trước nguồn lây nhiễm.
Viêm gan B có thể diễn biến cấp tính hoặc mãn tính, hậu quả gây cuối cùng gây nên xơ gan, ung thư gan. Nếu bị viêm gan B mãn tính người bệnh phải sống chung với nó cả đời.
Theo các chuyên gia, virus viêm gan B rất dễ lây lan với khả năng lây nhiễm cao gấp 100 lần HIV
2. Bệnh viêm gan B có mấy giai đoạn phát triển?
Viêm gan B có tiến triển bệnh khá phức tạp. Nhìn chung, bệnh có 2 giai đoạn chính là cấp tính và mạn tính.
2.1. Viêm gan B cấp tính
Là giai đoạn người bệnh mới mắc chưa đầy 6 tháng. Thống kê cho thấy có khoảng 90% người khỏi bệnh hoàn toàn trong giai đoạn này mà không để lại di chứng gì. Triệu chứng viêm gan B giai đoạn cấp tính thường không rõ rệt, người bệnh chỉ có các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, sốt, đau nhức khớp…
2.2. Viêm gan B mạn tính
Là giai đoạn virus đã ở trong cơ thể trên 6 tháng, rất khó chữa trị hoàn toàn. Giai đoạn này người bệnh thường có những biểu hiện: đau bụng, khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt…Giai đoạn viêm gan B mãn tính có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng như xơ gan, ung thư gan.
Nếu bị viêm gan B mạn tính phải sống chung với bệnh cả đời
3. Virus viêm gan B có dễ lây lan không?
Theo các chuyên gia, virus viêm gan B rất dễ lây lan với khả năng lây nhiễm cao gấp 100 lần HIV.
Virus gây bệnh viêm gan B có thể tồn tại ngoài cơ thể người ít nhất 7 ngày. Trong 7 ngày này, virus viêm gan B vẫn có thể lây bệnh nếu xâm nhập vào cơ thể chưa được tiêm phòng vắc-xin.
Sau khi lây nhiễm thành công, thời gian ủ bệnh thường kéo dài 30 đến 180 ngày, trung bình 75 ngày. Virus viêm gan B có thể được phát hiện trong vòng 30 đến 60 ngày qua các xét nghiệm điển hình như anti-HBc IgM, HBc IgM, anti-HBc IgG, HBc IgG…Sau khi lây nhiễm virus có thể tồn tại và phát triển thành viêm gan B.
4. Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
Rất nhiều người trong chúng ta biết đến căn bệnh viêm gan B nhưng lại chưa thực sự nắm rõ kiến thức viêm gan B lây qua đường nào chủ yếu. Dưới đây là 3 con đường lây truyền chính loại virus viêm gan B. Bao gồm:
4.1. Viêm gan B lây qua đường nào – qua máu
Virus viêm gan B lây qua đường máu có thể xảy ra trong các trường hợp:
– Truyền máu lây nhiễm bệnh.
– Phẫu thuật, nha khoa.
– Vết xước khi xăm hình, xăm môi, xỏ lỗ tai.
– Dùng dao cạo và các vật tương tự có máu nhiễm bệnh.
– Dùng chung kim tiêm trong môi trường chăm sóc sức khỏe, đặc biệt hay xảy ra giữa những người tiêm chích ma túy.
Tìm hiểu thêm: Men gan bao nhiêu là cao? Cách hạ men gan hiệu quả
Nhiều người băn khoăn viêm gan B lây qua đường nào là chủ yếu? Liệu có phải đường máu?
4.2. Viêm gan B lây qua đường nào – từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B hoàn toàn có khả năng lây truyền sang thai nhi thông qua các con đường:
– Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai: Tỷ lệ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con là 1%.
– Giai đoạn 3 tháng giữa mang thai: Tỷ lệ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con là 10%.
– Giai đoạn 3 tháng cuối mang thai: Tỷ lệ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con là 60-70% nếu mẹ mắc bệnh ở giai đoạn này.
– Khi sinh con: Tỷ lệ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con là 90% nếu không có biện pháp bảo vệ.
4.3. Viêm gan B lây qua đường nào – qua quan hệ tình dục
Viêm gan B có thể lây qua quan hệ tình dục không an toàn cùng giới hoặc khác giới:
– Sử dụng chung dụng cụ tình dục mà không vệ sinh.
– Quan hệ bằng miệng.
– Không dùng bao cao su khi quan hệ: Virus HBV có trong dịch tiết người nhiễm bệnh có thể lây truyền qua các vết xước nhỏ và di chuyển vào máu.
– Hình thức lây truyền này đặc biệt xảy ra nhiều với người chưa được tiêm phòng vắc-xin, người có nhiều bạn tình, người hay quan hệ với gái mại dâm…
5. Viêm gan B có lây qua ăn uống sinh hoạt chung không?
Đến nay, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng virus viêm gan B có thể lây bệnh từ người này sang người khác qua ăn uống, sinh hoạt chúng. Vì vậy, khi ăn uống chung, dùng chung bát đũa với người viêm gan B thì khả năng lây bệnh qua nước bọt gần như không có.
Vì vậy, việc kì thị, kiêng kị ăn uống, sinh hoạt với người mắc viêm gan B là không cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Dự phòng xơ gan vỡ tĩnh mạch thực quản
Viêm gan B không lây qua ăn uống sinh hoạt chung
6. Cách phòng tránh lây bệnh viêm gan B
Hiện nay, tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B là phương pháp chính trong phòng ngừa bệnh lây lan. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo chúng ta nên tiêm liều vắc-xin đầu tiên càng sớm càng tốt, thường là 24 giờ đầu sau sinh và các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi.
Nếu tiêm chủng đúng phác đồ, vắc-xin có khả năng bảo vệ tới 95% ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh niên trong ít nhất 20 năm. Thậm chí là suốt đời nếu nồng độ kháng thể kháng virus được tạo ra sau chích ngừa lớn > 1000 IU/L.
– Nếu người mẹ mắc bệnh viêm gan B thì ngay sau khi sinh cần tiêm huyết thanh chống virus cho trẻ.
– Cần tái khám định kỳ 3-5 tháng để phát hiện sớm bệnh viêm gan B, tránh để cho bệnh tiến triển đến mức mãn tính. Nhất là khi cơ thể có những triệu chứng vàng mắt, vàng da bất thường, buồn nôn, bỏ ăn, mệt mỏi…
– Hạn chế dùng chung dao cạo râu, bàn chải với người khác.
– Không tiến hành xăm mắt, xăm môi, xăm hình…tại những nơi không đảm bảo vệ sinh, khử trùng dụng cụ, không uy tín.
– Nên tiến hành xét nghiệm virus viêm gan B trước khi kết hôn để có phương án điều trị thích hợp.
Kết luận
Tóm lại, viêm gan B là một căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Bệnh sẽ không gây nguy hiểm xơ gan, ung thư gan đe dọa tính mạng nếu chúng ta phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn cấp tính. Mỗi người nên chủ động bảo vệ lá gan của mình bằng cách tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, quan hệ tình dục an toàn, kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.