Gan nhiễm mỡ nên ăn gì nhanh hết bệnh và tốt cho sức khỏe?

Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh. Cho nên việc thay đổi dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị căn bệnh này. Vậy người bị bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Bạn đang đọc: Gan nhiễm mỡ nên ăn gì nhanh hết bệnh và tốt cho sức khỏe?

1. Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?

Bình thường, lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 2-4% tổng trọng lượng. Khi lượng mỡ vượt trên mức bình thường, từ 5-10% trọng lượng lá gan sẽ xảy ra tình trạng gan bị nhiễm mỡ, gây rối loạn chức năng gan, tăng sinh xơ sợi, kích thích phản ứng viêm mạn tính, cuối có có thể gây xơ gan, ung thư gan.

Đời sống hiện đại đầy đủ vật chất khiến căn bệnh gan nhiễm mỡ đang ngày càng trở nên phổ biến, thường gặp ở cả nam và nữ độ tuổi 40 – 60.

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì nhanh hết bệnh và tốt cho sức khỏe?

Đời sống hiện đại đầy đủ vật chất khiến căn bệnh gan nhiễm mỡ trở nên phổ biến, thường gặp ở cả nam và nữ độ tuổi 40 – 60

2. Gan nhiễm mỡ có mấy loại?

Hiện nay, khoa học chia bệnh gan nhiễm mỡ thành 4 loại phổ biến, tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

2.1. Gan nhiễm mỡ do rượu

Uống nhiều rượu liên tục trong thời gian dài gây cản trở quá trình chuyển hóa mỡ, tổn hại hệ enzyme của gan khiến quá trình chuyển hóa lipid gặp trục trặc. Từ đó lượng mỡ dư thừa bị tích tụ lại gan và gây nguy hại cho sức khỏe.

Nếu phát hiện gan nhiễm mỡ do rượu giai đoạn sớm, chưa tiến triển sang viêm gan, xơ gan thì vẫn có khả năng điều trị bằng cách kiêng rượu bia hoàn toàn trong vài tháng.

2.2. Gan nhiễm mỡ không phải do rượu

Nhiều bệnh nhân cả đời không uống một giọt rượu bia nào vẫn có khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Lý do lại nằm ở các nguyên nhân khác như bệnh béo phì, mỡ máu cao, tiểu đường, di truyền, rối loạn lipid máu, dùng thuốc chuyển hóa ở gan…Việc chẩn đoán và điều trị gan nhiễm mỡ không phải do rượu khá phức tạp so với nguyên nhân từ rượu mà ra.

2.3. Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu

Khi mỡ tích tụ nhiều trong gan sẽ kích thích các phản ứng gây viêm tế bào gan. Từ đó tế bào lá gan tổn thương khiến gan trở nên to hơn, có thể gây đau vùng gan ở hạ sườn phải. Hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng nên xảy ra tình trạng chán ăn, nôn, đau bụng, vàng da…Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó phục hồi.

2.4. Gan nhiễm mỡ cấp tính khi mang thai

Gan nhiễm mỡ cấp là một biến chứng hiếm khi xảy ra trong quá trình mang thai, nhưng lại có nguy cơ đe dọa tính mạng người mẹ do không kiểm soát được tình trạng viêm, tế bào gan bị hoại tử, chức năng gan suy giảm…

Các triệu chứng thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ, như vàng da, buồn nôn, nôn, đau hạ sườn phải,…Nếu phát hiện và điều trị sớm, đa phần triệu chứng sẽ từ từ khỏi và không để lại hậu quả về sau.

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì nhanh hết bệnh và tốt cho sức khỏe?

Dựa vào phân loại ở trên, có thể xác định bệnh gan nhiễm mỡ có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh: do rượu và không do rượu

3. Nguyên nhân chính gây bệnh gan nhiễm mỡ

Dựa vào phân loại ở trên, có thể xác định bệnh gan nhiễm mỡ có 2 nguyên nhân chính gây ra : do rượu và không do rượu. Việc xác định rõ nguyên do giúp cho quá trình điều trị bệnh nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn.

3.1. Do rượu bia

Rượu gây nên nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có gan nhiễm mỡ. Rượu bia có thể làm tăng tổng hợp chất béo ở gan, lâu ngày mỡ ứ đọng nhiều gây bệnh.

3.2. Do béo phì

Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ chưa chắc đã béo phì, nhưng 80-90% người béo phì, thừa cân lại gặp tình trạng gan nhiễm mỡ. Nếu bệnh tiến triển lâu ngày sẽ dẫn tới viêm gan thoái hóa mỡ, xơ gan, ung thư gan…

3.3. Do bệnh lý

Các bệnh lý có liên quan đến tình trạng gan nhiễm mỡ bao gồm:

  • Tiểu đường, nhất là tiểu đường type II gây ra sự rối loạn về chuyển hoá chất béo. Nếu người vừa tiểu đường vừa béo phì thì khả năng mắc gan nhiễm mỡ càng cao.
  • Tăng mỡ máu: Bao gồm tăng cholesterol máu, tăng triglyceride máu hoặc cả hai.
  • Viêm gan B, viêm gan C: Nếu vừa bị mắc viêm gan kèm theo gan nhiễm mỡ sẽ có 25% trường hợp phát triển thành xơ gan, thậm chí ung thư gan.

3.4. Do chế độ ăn uống

Một chế độ ăn quá nhiều thực phẩm bất lợi cho gan cũng có thể gây bệnh gan nhiễm mỡ như ăn nhiều chất đường, chất béo, ít vitamin, ít chất đạm…

3.5. Do dùng thuốc

Việc uống thường xuyên và liên tục các loại thuốc chuyển hóa ở gan cũng gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Một số loại thuốc bao gồm: Tamoxifen, Aspirin, Tetracycline, Steroids…

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì nhanh hết bệnh và tốt cho sức khỏe?

Việc xác định rõ nguyên do giúp cho quá trình điều trị bệnh nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn

4. Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

Thật may mắn khi bệnh gan nhiễm mỡ không gây ra các tổn thương gan vĩnh viễn. Lá gan có thể tự phục hồi nếu chúng ta duy trì một chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi, trị bệnh khoa học. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Kể cả những người chưa mắc bệnh cũng nên tham khảo để chủ động phòng chống cho bản thân và gia đình mình.

4.1. Gan nhiễm mỡ nên ăn gì – Rau củ quả tươi xanh

Rau củ quả là thực phẩm lý tưởng trong phòng và điều trị gan nhiễm mỡ. Lý do là bởi nhóm thực phẩm này có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan rất tốt. Theo các chuyên gia, chúng ta nên ăn ít nhất 300g rau xanh, 200gr hoa quả tươi mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe cả cơ thể và lá gan.

Một số rau củ quả điển hình bao gồm:

  • Rau cần: Giàu vitamin, mát gan, giải độc, hạ cholesterol.
  • Ngô: Giàu acid béo không no, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo không cho tích tụ nhiều ở gan.
  • Nấm hương: Giàu hợp chất hạ cholesterol trong máu và lá gan.
  • Rau tươi: Rau muống, cải xanh, rau ngót, diếp cá,…làm mát gan, thanh nhiệt.
  • Bơ: Chứa nhiều chất béo lành mạnh, giàu xơ giúp giảm cân, làm chậm quá trình tổn thương gan.
  • Hạt óc chó: Chứa nhiều axit béo omega-3 tăng cường chức năng gan.
  • Củ quả như cà chua chín, ớt vàng, tỏi, mướp đắng, dưa chuột, cam, quýt, bưởi…cũng là những thực phẩm tốt cho chức năng gan.

Tìm hiểu thêm: Cách điều trị viêm gan C mạn tính và những điều cần lưu ý

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì nhanh hết bệnh và tốt cho sức khỏe?

Rau củ quả là thực phẩm lý tưởng trong phòng và điều trị gan nhiễm mỡ.

4.2. Gan nhiễm mỡ nên ăn gì – Dầu thực vật

Tuy người bệnh gan nhiễm mỡ cần hạn chế lipid và chất mỡ nhưng cũng không nên quá kiêng khem tuyệt đối do các chất này cũng cần thiết cho cơ thể. Mỗi ngày chúng ta cần khoảng 1g lipid/1kg trọng lượng.
Người gan nhiễm mỡ nên giảm sử dụng mỡ động vật tăng dầu thực vật như dầu mè, dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu ô liu (trừ dầu dừa)…Các loại dầu thực vật kể tên giàu acid béo không no, vitamin E có thể giúp hạ cholesterol trong máu và gan, chống oxy hóa, giảm mức men gan và kiểm soát cân nặng.

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì nhanh hết bệnh và tốt cho sức khỏe?

Người gan nhiễm mỡ nên giảm sử dụng mỡ động vật tăng dầu thực vật

4.3. Thảo dược thiên nhiên tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Atiso, lá sen, trà nụ vối, trà xanh để uống nước hoặc nấu cháo giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm mỡ máu, giảm cân, hạn chế tích tụ mỡ trong gan. Riêng trà xanh còn có thể giảm lưu trữ chất béo trong gan.

Ngược lại, người bị gan nhiễm mỡ không nên sử dụng nhiều nước ngọt, đồ uống có gas, có cồn, chứa nhiều chất kích thích. Đặc biệt nên tránh tất cả loại rượu, bia.

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì nhanh hết bệnh và tốt cho sức khỏe?

>>>>>Xem thêm: 5 triệu chứng xơ gan giai đoạn đầu không thể bỏ qua

Trà xanh, lá sen, nụ vối có thể giảm lưu trữ chất béo trong gan.

4.4. Gan nhiễm mỡ nên ăn gì – Chất đạm

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên thay thế thịt đỏ (thịt bò) bằng những loại thịt giàu chất đạm ít béo như thịt gà hay thịt cá. Các loại cá béo như cá ngừ, cá hồi, cá mòi giàu axit béo omega-3 có thể cải thiện mức độ mỡ trong gan, hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh.

Sữa, đặc biệt các loại sữa ít béo có hàm lượng whey protein cao, có thể bảo vệ các tế bào gan khỏi bị tổn thương.

4.5.Gan nhiễm mỡ nên ăn gì – Cà phê hạ men gan

Một số nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh gan nhiễm mỡ thường xuyên uống cà phê lại có ít tổn thương gan hơn. Hóa ra caffeine lại có tác dụng hạ men gan ở những người có nguy cơ mắc các bệnh về gan.

Ngoài xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, người mắc gan nhiễm mỡ cũng nên giữ thói quen tập thể dục nhiều hơn để tăng chuyển hóa của tế bào gan, giữ mức cân nặng hợp lý. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành 30 phút cho việc đi bộ, chạy bộ, đạp xe, nhảy, khiêu vũ…là cơ thể đã nhận lại ngay những lợi ích to lớn quý giá.

Mỗi người trong chúng ta cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan để phát hiện sớm những tổn thương do bệnh gan nhiễm mỡ gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *