Mục đích điều trị gan nhiễm mỡ nhằm giảm lượng mỡ dưa thừa trong lá gan. Vì vậy người bệnh cần tránh ăn những thực phẩm gây tích tụ mỡ và cản trở quá trình bài tiết mỡ trong gan. Vậy gan nhiễm mỡ kiêng gì mới tốt cho điều trị? Dưới đây là một số thực phẩm người bị gan nhiễm mỡ nên tránh hoặc kiêng kỵ tuyệt đối.
Bạn đang đọc: Gan nhiễm mỡ kiêng gì mới tốt cho quá trình điều trị?
1. Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?
Bình thường, bộ phận gan trong cơ thể chứa khoảng 2-4% là chất béo. Khi hàm lượng chất béo này tăng cao hơn bình thường, vượt ngưỡng cho phép sẽ dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ.
Bệnh tuy không gây đe dọa đến tính mạng nhưng chúng ta không nên chủ quan. Gan nhiễm mỡ có thể làm suy giảm chức năng gan, thậm chí kéo theo xơ gan, ung thư gan, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Gan nhiễm mỡ có thể làm suy giảm chức năng gan, thậm chí kéo theo xơ gan
2. Gan nhiễm mỡ có bao nhiêu giai đoạn phát triển bệnh?
Các bác sĩ chia bệnh gan nhiễm mỡ làm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có biểu hiện và sự ảnh hưởng đến cơ thể khác nhau.
2.1. Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn 1
Ở giai đoạn này, lượng mỡ trong gan mới chiếm 5-10% trọng lượng gan. Như vậy, bệnh vẫn ở giai đoạn nhẹ, chưa có biểu hiện rõ rệt và chưa gây nguy hiểm đe dọa sức khỏe. Chính vì chưa bộc lộ rõ nên chúng ta cũng rất khó phát hiện ra nếu chỉ thông qua khám lâm sàng. Khi đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm chức năng gan đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện gan nhiễm mỡ giai đoạn sớm. Nếu điều trị bệnh ngay giai đoạn này thì có thể khỏi hoàn toàn.
2.2. Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, lượng mỡ trong gan đã chiếm 10-20% trọng lượng gan. Nếu làm xét nghiệm thì có thể phát hiện các mô mỡ rõ trên nhu mô gan và cơ hoành.
Từ đây, bệnh đã bắt đầu có những biểu hiện rõ ràng hơn như mệt mỏi, chán ăn, không ngon miệng, buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy bụng…Tuy nhiên, các triệu chứng này lại rất hay bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên dễ bị bỏ qua, khiến gan nhiễm mỡ càng có cơ hội tiến triển nhiều hơn.
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 2, theo các bác sĩ hiện nay chưa có phương pháp để điều trị triệt để. Cách tốt nhất là tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao, hạn chế rượu bia…nhằm cải thiện miễn dịch tốt cho gan.
Chủ quan ở giai đoạn này rất dễ đẩy căn bệnh gan nhiễm mỡ nhanh chóng chuyển biến sang giai đoạn 3 nguy hiểm.
2.3. Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn 3
Ở giai đoạn này, lượng mỡ trong gan đã chiếm hơn 30% trọng lượng gan. Nếu làm xét nghiệm sẽ thấy rõ nhu mỡ tại gan lây lan nhanh chóng. Đi cùng là các biểu hiện đặc trưng như vàng da, vàng mắt không rõ nguyên nhân, đau hạ sườn phải, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, rối loạn nội tiết…
Giai đoạn 3 được đánh giá là giai đoạn nguy hiểm, nặng nhất của gan nhiễm mỡ. Bệnh hoàn toàn có thể tiến triển sang xơ gan, ung thư gan rất nhanh nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 3, bệnh nhân cần xác định sống chung với nó.
Gan nhiễm mỡ giai đoạn 3 là giai đoạn nguy hiểm, nặng nhất của bệnh.
3. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao nhất?
Gan nhiễm mỡ có nhiều nguyên nhân gây ra, tựu chung lại thì có 2 nguyên nhân chính: do rượu và không do rượu. Nếu không do tác nhân của rượu bia thì có thể do bệnh lý, do dùng thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập thiếu khoa học.
Từ các nguyên nhân này, người ta xác định một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao nhất bao gồm:
- Những người thường xuyên sử dụng rượu bia
- Những người tăng cân, béo phì kéo dài
- Những người có bệnh lý: tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp, suy giáp, suy tuyến yên, tăng cholesterol, triglyceride…
- Nam nữ trong độ tuổi 40-60 tuổi
4. Gan nhiễm mỡ có điều trị dứt điểm được không?
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý không nguy hiểm đến mức đe dọa ngay tính mạng, song người bệnh không nên chủ quan để bệnh kéo dài có thể gây rối loạn chức năng gan, kích hoạt tình trạng viêm tế bào gan, gây xơ gan, ung thư gan.
Bệnh gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể kiểm soát tốt và điều trị khỏi. Kết quả điều trị phụ thuộc vào các yếu tố: thời gian phát hiện bệnh, mức độ nhiễm bệnh, nguyên nhân, khả năng tuân thủ điều trị…
Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, điều trị nghiêm túc kết hợp chăm sóc cơ thể đúng chỉ định thì tỷ lệ khỏi bệnh gan nhiễm mỡ rất cao. Ngược lại, phát hiện bệnh giai đoạn muộn hơn kèm theo tâm lý chủ quan thì bệnh có khả năng phát triển nhanh có thể gây biến chứng.
Khó khăn nhất trong điều trị bệnh này chính là gan nhiễm mỡ không có hoặc có rất ít triệu chứng điển hình, đôi khi triệu chứng còn dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Thường bệnh chỉ được phát hiện tình cờ qua thăm khám liên quan hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Vì vậy những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ như nói ở trên nên tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra chức năng gan ít nhất 6-12 tháng/lần.
5. Gan nhiễm mỡ kiêng gì mới tốt?
Mục đích điều trị bệnh nhằm giảm lượng mỡ có trong lá gan. Vì vậy người bệnh cần tránh ăn những thực phẩm gây tích tụ mỡ và cản trở quá trình bài tiết mỡ ở bộ phận này. Dưới đây là một số thực phẩm người bị gan nhiễm mỡ nên tránh hoặc kiêng kị tuyệt đối.
5.1. Gan nhiễm mỡ kiêng gì – Mỡ động vật
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên hạn chế sử dụng mỡ động vật, nhưng không nên kiêng tuyệt đối vì chúng vẫn cần thiết cho sức khỏe cơ thể. Lý do là bởi mỡ động vật bài tiết ra ngoài ở gan. Nếu sử dụng nhiều sẽ khiến gan hoạt động quá mức, có thể không bài tiết hết mỡ dẫn đến tích tụ gây bệnh.
Tốt nhất bạn nên thay mỡ động vật bằng các loại mỡ thực vật giàu vitamin E, chất chống oxy hóa, omega-3 như dầu oliu, dầu mè, dầu hạt cải…
Tìm hiểu thêm: Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên hạn chế sử dụng mỡ động vật
5.2. Gan nhiễm mỡ kiêng gì – Thực phẩm giàu cholesterol
Tăng cholesterol cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Những thực phẩm như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, phô mai, động vật có vỏ, bò bít tết….rất giàu cholesterol mà người đang điều trị gan nhiễm mỡ nên tránh nhằm giảm lượng chất béo trong lá gan.
5.3. Gan nhiễm mỡ kiêng gì – Thịt đỏ
Thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt ngựa, thịt bê, thịt lợn….chứa nhiều protein, mà các chất này chuyển hóa tại gan. Nếu ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng lên hoạt động gan. Nếu lá gan không chuyển hóa được hết sẽ tích tụ mỡ khiến tình trạng gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng.
Thịt đỏ chứa nhiều protein, các chất này chuyển hóa tại gan.
5.4. Gan nhiễm mỡ kiêng gì – Hoa quả giàu fructose
Hàm lượng fructose cao trong hoa quả là nguyên nhân gây tăng cân, béo phì, tiểu đường, kể cả gan nhiễm mỡ do fructose chuyển hỏa ở lá gan. Cho nên hạn chế hoa quả giàu fructose có lợi trong điều trị và phòng gan nhiễm mỡ.
Một số loại trái cây có hàm lượng fructose cao bao gồm: sầu riêng, mít, dứa chín, xoài chín, chuối chín, vải thiều, nhãn…
5.5. Gan nhiễm mỡ kiêng gì – Gia vị cay nóng
Những gia vị hàng ngày có tính cay nóng như ớt, gừng, hạt tiêu, hạt mắc khén…cũng được xếp vào danh sách các đồ ăn nên tránh của người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Lý do là bởi gia vị cay nóng khiến gan không khỏe, có thể làm rối loạn chức năng gan, không thể bài tiết chất béo gây ứ đọng và làm bệnh thêm trầm trọng.
>>>>>Xem thêm: Viêm gan virus B và các trạng thái diễn biến của bệnh
Người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng tuyệt đối rượu bia và đồ uống có cồn
5.6. Gan nhiễm mỡ kiêng gì – Kiêng rượu bia, đồ uống có cồn
Rượu bia, đồ uống có cồn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gan nhiễm mỡ do rượu. Khi uống quá nhiều rượu bia và liên tục sẽ tạo ra gánh nặng rất lớn cho gan đào thải chất độc, thúc đẩy quá trình tiến triển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan, ung thư gan.
Vì vậy, đây là những loại đồ uống cần kiêng kỵ tuyệt đối khi điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Kể những người chưa mắc bệnh cũng nên tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn, đồ uống có gas vì chúng không có lợi cho sức khỏe cơ thể.
Thay vào đó, chúng ta nên uống các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng làm mát gan, giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể như trà xanh, lá sen, atiso, nụ vối…
Qua những thông tin cung cấp ở trên hi vọng bạn đọc đã phần nào trả lời được câu hỏi gan nhiễm mỡ kiêng gì tốt cho quá trình điều trị và cơ thể. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.