Đau mắt đỏ là một trong những bệnh lý về mắt rất thường gặp. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến mắt bị đau, cộm, ngứa, khó chịu. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Vậy, cách chữa đau mắt đỏ theo từng nguyên nhân là gì? Nếu bạn cũng đang quan tâm thì hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cách chữa đau mắt đỏ theo nguyên nhân gây bệnh
1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc cấp) là tình trạng tổn thương ở lớp màng mỏng của mắt. Điều này khiến mắt bị kích ứng và đỏ lên, đau nhức và nhạy cảm với ánh sáng. Đi kèm theo đó là tình trạng chảy nước mắt, cộm, ngứa, ra nhiều ghèn rỉ màu vàng rất khó chịu. Trong một số ít trường hợp, đau mắt đỏ có thể khiến người bệnh bị giảm thị lực, nhìn mờ.
Một số triệu chứng đau mắt đỏ dễ nhận biết nhất có thể kể đến như: ngứa mắt, chảy nước mắt, đau mắt đỏ ở 1 hoặc cả 2 bên, viêm mũi dị ứng,…
Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc cấp) là tình trạng tổn thương ở lớp màng mỏng của mắt
Đau mắt đỏ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. VD: Do chấn thương, dị ở ứng mắt, bệnh tự miễn, sử dụng kính áp tròng quá lâu, hoặc do vi khuẩn, virus, nấm và các loại kí sinh trùng khác. Đôi khi, nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ việc bị dị ứng (VD: Dị ứng bụi, phấn hoa, thuốc, lông vật nuôi,…). Tuy nhiên, thông thường, rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ chủ yếu đến từ đâu.
Trong thực tế, phổ biến nhất là trường hợp đau mắt đỏ do virus gây ra. Đau mắt đỏ do virus có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch có chứa virus, hoặc sử dụng chung đồ đạc.
Người bị đau mắt đỏ nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. VD: Viêm kết mạc mãn tính, viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, đau mắt hột, giảm thị lực, thậm chí mù lòa.
Vậy, đâu là cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả nhất? Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn câu trả lời ngay trong phần dưới đây.
2. Cách chữa đau mắt đỏ
Để điều trị đau mắt đỏ, chúng ta cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Lý do là bởi với mỗi trường hợp đau mắt đỏ do nguyên nhân khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
Cần đặc biệt lưu ý là bạn không nên tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà. Thay vào đó, hãy đến khám với bác sĩ chuyên khoa mắt. Dựa trên tình trạng và triệu chứng, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị thích hợp.
2.1 Chữa đau mắt đỏ do vi khuẩn
Hơn một nửa các trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn sẽ trở lại bình thường trong 1 đến 2 tuần mà không cần điều trị. Sử dụng thuốc kháng sinh có thể giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục cho mắt. Do đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc mỡ kháng sinh cho người bệnh.
Sau khi sử dụng thuốc, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ bắt đầu giảm dần trong một vài ngày. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng thuốc kháng sinh hoàn chỉnh theo quy định. Điều này sẽ đồng thời giúp ngăn ngừa đau mắt đỏ tái phát.
2.2 Chữa đau mắt đỏ do virus
Tìm hiểu thêm: Bệnh glocom nguyên nhân là gì: Hiểu để dự phòng hiệu quả
Để điều trị đau mắt đỏ, chúng ta cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh
Đau mắt đỏ do virus thường tự khỏi sau một vài ngày. Người bệnh có thể tự chườm lạnh để làm giảm các triệu chứng phù nề. Đồng thời, kết hợp rửa mặt bằng nước muối sinh lý (natriclorit 0,9%) và nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo.
Nếu bị dử mắt nhiều, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc kháng virus nếu đau mắt đỏ là do virus herpes simplex.
Đau mắt đỏ do virus thường bắt đầu ở một mắt và sau đó lây sang mắt còn lại. Quá trình này có thể diễn ra trong vòng một vài ngày. Các triệu chứng của đau mắt đỏ bắt đầu biểu hiện sau hơn 1 đến 2 tuần.
2.3 Chữa đau mắt đỏ do dị ứng
Trong trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng gây ra, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh (nếu xác định được). Đồng thời, bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống để làm giảm tình trạng dị ứng. Kết hợp nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác ngứa.
Một số loại thuốc thường được các bác sĩ sử dụng có thể kể đến như:
– Thuốc giúp kiểm soát các phản ứng dị ứng (thuốc kháng histamin, thuốc ổn định tế bào mắt,…)
– Thuốc giúp kiểm soát tình trạng viêm (thuốc thông mũi, steroid, thuốc nhỏ mắt kháng viêm,…)
2.4 Phòng bệnh & Hạn chế lây lan
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh để hạn chế lây lan.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu lác mắt là gì và cách phân loại, nhận biết, điều trị bệnh
Người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh
Biện pháp phòng bệnh:
– Luôn sử dụng khăn và vật dụng cá nhân riêng (không dùng chung đồ dù là thành viên trong gia đình);
– Không dùng tay dụi mắt;
– Rửa tay thường xuyên (đặc biệt là sau khi ở nơi công cộng);
– Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng mỗi khi rửa tay;
– Mang kính bảo vệ mắt mỗi khi đi ra ngoài;
– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mắt như vitamin C, A, E,…
Biện pháp tránh lây lan bệnh:
– Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên nghỉ học hoặc nghỉ làm trong một vài ngày cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây bệnh ra cộng đồng;
– Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, không nên để đầu của lọ thuốc chạm vào mắt hoặc lông mi. Điều này sẽ làm vi khuẩn bám vào lọ thuốc và lây lan cho người tiếp xúc phải;
– Vứt rác cá nhân đúng nơi quy định để đảm bảo không lây truyền cho những người xung quanh. Cố gắng rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào mắt.
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về cách chữa đau mắt đỏ theo từng nguyên nhân mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích. Nếu còn có các câu hỏi khác liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.