Các bệnh lý về mắt thông thường hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không cần các can thiệp y tế quá sâu, chỉ cần người bệnh chăm sóc, giữ vệ sinh và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, trên thực tế, mắt hoàn toàn có thể gặp phải nhiều vấn đề hơn thế. Một số bệnh lý của mắt có thể cướp đi thị lực của người bệnh hay thậm chí là ảnh hưởng đến các bộ phận khác và đe dọa tính mạng. Cùng điểm qua một số bệnh về mắt cực kỳ nguy hiểm “không chừa một ai”.
Bạn đang đọc: Một số bệnh về mắt có thể gây tử vong
1. Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới.
Bệnh đục thủy tinh thể là bệnh về mắt thường xảy ra ở người bước vào độ tuổi trung niên và cao tuổi. Đây là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, kể cả người trẻ tuổi cũng có thể mắc đục thủy tinh thể nếu không chú ý giữ gìn và bảo vệ đôi mắt.
Về nguyên nhân, bệnh đục thủy tinh thể có thể do yếu tố gen di truyền hoặc lão hóa tự nhiên đối với bệnh nhân trên 50 tuổi. Ngoài ra, có nguyên nhân thứ phát gây nên bệnh như: chấn thương mắt, sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng thị lực, bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp cao hoặc do các bệnh lý về mắt như viêm màng bồ đào. Những người không chú ý đến dinh dưỡng cho mắt, thường xuyên tiếp xúc với tia X, tia tử ngoại, sử dụng chất kích thích,… có nguy cơ rất cao mắc đục thủy tinh thể.
Bệnh đục thủy tinh thể có triệu chứng thường thấy là giảm thị lực, tăng nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ, nhìn đôi. Hiện nay, bệnh đã có thể chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật phaco. Đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại và đem đến hiệu quả điều trị cực kỳ tốt.
2. Tăng nhãn áp
Đây là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa hàng đầu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, sau đục thủy tinh thể. Đây là một nhóm bệnh về đầu dây thần kinh thị giác.
Về biểu hiện, bệnh có các biểu hiện đặc trưng theo các thể bệnh:
– Glocom góc đóng cơn cấp: đặc trưng bởi các cơn đau dữ dội, nhãn cầu căng cứng như hòn bi, mắt đỏ, mi nề, chảy nhiều nước mắt, sợ ánh sáng, thị lực giảm mạnh. Đây là một cấp cứu nhãn khoa.
– Glocom góc đóng bán cấp có triệu chứng tương tự như glocom góc đóng cơn cấp nhưng thường ít dữ dội hơn. Kèm theo đó là triệu chứng nhìn mờ, mất thị lực thoáng qua, dễ khiến người bệnh chủ quan.
– Glocom mạn tính: ít hoặc triệu chứng, tiến triển từ từ cướp đi thị lực
– Glocom góc mở: tiến triển âm thầm, bệnh nhân hầu như không thấy mất thị lực. Số ít bệnh nhân thấy có cơn đau nhức, tức mắt, nhìn vật có quầng xanh đỏ,…
Bệnh có thể được chỉ định sử dụng một trong 3 phương pháp phẫu thuật dưới đây tùy theo tình trạng bệnh:
– Cắt bè củng giác mạc
– Cấy ghép ống thoát thủy dịch
– Laser
Tìm hiểu thêm: Mắt hiếng và những thông tin cần thiết về bệnh
Tăng nhãn áp có thể được điều trị bằng phẫu thuật.
3. U nguyên bào võng mạc
Đây là bệnh về mắt cực kỳ nghiêm trọng. Đây là một khối u nội nhãn ác tính bắt nguồn từ các tế bào võng mạc – đây là nơi tiếp nhận ánh sáng, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người nhìn được thế giới đầy màu sắc. Tại miền bắc Việt Nam, có số liệu ghi nhận mỗi năm có tới 40-50 trẻ mắc bệnh. Con số có vẻ là ít nhưng không thể chủ quan bởi bệnh sẽ cướp đi thị lực và đe dọa đến sức khỏe toàn thân. Đặc biệt, bệnh có thể di căn đến hệ thần kinh trung ương, tủy xương, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Dấu hiệu nhận biết thường thấy là hiện tượng “mắt mèo” tức là có đốm trắng giữa đồng tử của trẻ. Dấu hiệu rất dễ nhận biết khi chụp ảnh flash. Ngoài ra, trẻ có thể biểu hiện bệnh qua trạng thái lé mắt, giảm thị lực, đi lại thường vấp té, sưng đỏ mắt, lồi mắt.
Trẻ mắc u nguyên bào võng mạc có thể được chỉ định phẫu thuật loại bỏ nhãn cầu và đặt nhãn cầu giả. Việc điều trị sớm giúp bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân nên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có các chỉ định thích hợp. Với trường hợp bệnh đã di căn thì cần kết hợp hóa, xạ trị kết hợp diệt tuỷ, ghép tế bào gốc.
4. U hốc mắt
Đây là bệnh về mắt nguy hiểm đe dọa đến tính mạng trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh u hốc mắt là sự phát triển bất thường của đáy mắt hoặc di căn từ các bộ phận khác. Nếu trẻ có dấu hiệu lồi mắt (do có viêm nhiễm) thì bố mẹ nên đề cao cảnh giác bởi con có thể đang mắc u hốc mắt mà bố mẹ không hề biết. Để nhận biết bệnh tốt hơn, bố mẹ có thể chú ý đến các dấu hiệu sau:
– Giảm thị lực
– Có các cơn đau khi bệnh đã di căn hoặc u ác tính
– Cảm giác căng tức mắt (đúng cả với trường hợp u lành)
– Nhìn đôi
– Mắt bị viêm nhiễm, đỏ, sưng, sụp mí
>>>>>Xem thêm: Những tiến triển của bệnh viêm mắt hột và cách xử trí
U hốc mắt có thể khiến trẻ bị suy giảm thị lực.
Để điều trị bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị:
– Phẫu thuật: cắt bỏ phần màng chớp mắt hoặc xâm lấn xuống kết mạc
– Hóa trị tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển tế bào ung thư. Có thể kết hợp phẫu thuật và hóa trị để đạt được hiệu quả cao hơn.
– Xạ trị: sử dụng tia chiếu tiêu diệt tế bào ung thư
5. Viêm mô tế bào quanh hốc mắt
Đây là bệnh về mắt có tình trạng nhiễm trùng mô quanh mắt (chỉ ở 1 mắt và không ảnh hưởng đến mắt còn lại), thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi với nguyên nhân mắc chủ yếu:
– Vi khuẩn: Staphylococcus aureus, streptococcus pyogenes, haemophilus influenzae
– Chấn thương
– Nhiễm trùng từ xoang
– Mụt lẹo
– Viêm kết mạc
– Phẫu thuật mắt
Bố mẹ có thể nhận biết bệnh qua các triệu chứng bệnh điển hình như:
– Sưng đỏ quanh mắt và lòng trắng mắt trẻ
– Sưng mí mắt
– Mắt mềm
– Một số trẻ có dấu hiệu sốt (có thể không)
Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc và hạn chế tái phát khi được phát hiện và đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời. Bố mẹ nên chủ động phòng bệnh cho con bằng cách tiêm vắc xin và giữ vệ sinh mắt tốt cũng như xây dựng cho con thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử và gia tăng thời gian hoạt động ngoài trời.
Bạn hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân của các bệnh về mắt nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng mà không hề biết. Bệnh có thể ảnh hưởng phần nào đến thị lực và chất lượng cuộc sống nhưng hãy chú ý ngay từ hôm nay để bảo vệ đôi mắt sáng khỏe. Lựa chọn Khoa Mắt Thu Cúc TCI để chăm sóc đôi mắt toàn diện hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.