Các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh phòng ngừa những biến chứng

Thị giác đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của trẻ.  Lần khám mắt đầu tiên cần được tiến hành khi trẻ được 3 – 4 tuần sau sinh. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem liệu mắt bé có bị nhiễm trùng hay bất thường gì về cấu trúc hay không, từ đó có kế hoạch điều trị và chăm sóc phù hợp nhất. Cha mẹ cần nhận biết và phát hiện sớm các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh  để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh phòng ngừa những biến chứng

Đau mắt đỏ

Các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh phòng ngừa những biến chứng

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là một trong các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh.

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là một trong các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng mắt bị viêm do virusCác bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh phòng ngừa những biến chứng hay vi khuẩn. Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ trong quá trình trẻ được sinh ra.  Theo báo cáo của  Đại học Illinois, đau mắt đỏ cũng có thể do tắc tuyến lệ. Dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ là mắt trẻ chảy nước, đỏ hoặc có vảy kết dính do mắt bị khô ( vảy có màu trắng, vàng hoặc xanh lá).
Nếu trẻ bị đau mắt đỏ do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Nếu là do virusCác bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh phòng ngừa những biến chứng, người mẹ có thể lau rửa nhẹ nhàng vùng viêm của trẻ bằng khăn ấm và chờ bệnh tự khỏi trong khoảng 1 tuần. Với những trẻ bị đau mắt đỏ do chất dị ứng, cần tìm ra nguồn gốc gây bệnh và loại bỏ nó ra khỏi môi trường xung quanh bé. Nếu cần thiết, trẻ có thể sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này.
Để ngăn chặn tình trạng lây lan của bệnh đau mắt đỏ, người mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi kiểm tra mắt của trẻ. Thường xuyên giặt khăn trải giường, khăn mặt, khăn tắm và hạn chế đưa trẻ đến những chỗ đông người.

Đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu thêm: Cách chọn kính viễn thị phù hợp nhất

Các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh phòng ngừa những biến chứng

Một bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh nhưng khá hiếm gặp là đục thủy tinh thể.

Một bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh nhưng khá hiếm gặp là đục thủy tinh thể. Bệnh đục thủy tinh thể xảy ra khi phần trong suốt của thủy tinh thể bị mờ đục, ngăn cản các tia sáng vào trong mắt và gây suy giảm thị lực. Trong trường hợp  nặng, bệnh có thể khiến đồng tử chuyển sang màu trắng. Theo Washington University School of Medicine, khoảng 20%  đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh là do di truyền, trong khi các trường hợp khác là do một loại virus tương tự như bệnh sởi Đức. Phần lớn trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, đeo kính hoặc phẫu thuật.

Tắc tuyến lệ

Các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh phòng ngừa những biến chứng

Tắc tuyến lệ là tình trạng hệ thống thoát nước ở vùng mắt của trẻ bị chặn, do đó những giọt nước mắt không thể thoát ra ngoài, khiến cho đôi mắt trẻ bị ngập nước.

Tắc tuyến lệ là tình trạng hệ thống thoát nước ở vùng mắt của trẻ bị chặn, do đó những giọt nước mắt không thể thoát ra ngoài, khiến cho đôi mắt trẻ bị ngập nước. Cha mẹ cần rửa mắt thường xuyên cho trẻ, nếu phát hiện mắt trẻ có những dấu hiệu như sưng, đỏ hay vàng thì chứng tỏ mắt bé đang bị nhiễm trùng. Khi đó, cách tốt nhất là đưa con đến gặp bác sĩ. Massage tuyến lệ theo hướng dẫn của bác sĩ cũng là cách hiệu quả để điều trị tắc tuyến lệ cho trẻ. Trong trường hợp cả hai cách trên đều không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hoặc dùng biện pháp thông tuyến lệ.

Mắt lười

Các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh phòng ngừa những biến chứng

>>>>>Xem thêm: 5 Cách “sửa chữa” đơn giản tình trạng tròng kính cận ngả vàng

Mắt lười hay mắt nhược thị (Amblyopia) là tình trạng thị lực ở một mắt phát triển không bình thường, khiến thị lực suy giảm.

Mắt lười hay mắt nhược thị (Amblyopia) là tình trạng thị lực ở một mắt phát triển không bình thường, khiến thị lực suy giảm. Bệnh càng được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao. Để điều trị, trẻ bắt buộc phải sử dụng “mắt lười”. Điều này thường được thực hiện bằng cách che mắt tốt lại trong vài giờ mỗi ngày thường xuyên trong vài tuần hoặc vài tháng. Nếu phải đeo kính, trẻ sẽ phải đeo kính mọi lúc mọi nơi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *