Viêm da cơ địa là một loại viêm da gây ngứa, đỏ, sưng và bị nứt da. Những vùng da bị bệnh thường dày theo thời gian và chúng có thể sản sinh ra các chất lỏng (dịch vàng trên da). Bệnh thường xảy ra ở trẻ em vì vậy rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm không biết viêm da cơ địa có lây không? Để hiểu hơn về vấn đề này, ba mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Viêm da cơ địa có lây không? Bệnh thường xảy ra ở trẻ em
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Các vùng da bị bong trợt, nổi các đám ban đỏ hình tròn, trên bề mặt có các mụn nước, có vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề, đi kèm với biểu hiện ngứa rất khó chịu. Đây là những biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa tuy chưa được khẳng định chắc chắn, nhưng theo một số nghiên cứu y khoa và qua các trường hợp thực tế thì sự phối hợp của các yếu tố như di truyền, rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch và yếu tố môi trường, đặc biệt là cơ địa dị ứng là nhân tố gây ra bệnh viêm da cơ địa.
Các dị ứng nguyên có từ môi trường bên ngoài như: phấn hoa, bụi, mò, mạt, lông chó, mèo và một số thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc da, nhưng khi hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, các yếu tố này có thể xâm nhập và gây bệnh viêm da cơ địa.
Yếu tố di truyền cũng là một trong những yếu tố gây viêm da cơ địa. Nếu gia đình có cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì con sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa lên đến 80%. Nếu chỉ có bố hoặc mẹ (một trong hai người) bị viêm da cơ địa thì con sinh ra sẽ có 50-60% mắc viêm da cơ địa.
Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch yếu hay mắc phải một số bệnh như hen suyễn, bệnh vảy nến,… có khả năng mắc viêm da cơ địa cao hơn so với người bình thường.
Viêm da cơ địa có lây không?
Tìm hiểu thêm: Cách trị viêm lỗ chân lông hiệu quả bằng phương pháp
Viêm da cơ đia không lây có tình lây lan nhưng gây mất thẩm mỹ, ngứa, dễ tái phát và trong trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng,… (ảnh minh họa)
Bệnh viêm da cơ địa có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em độ tuổi dưới 5 tuổi. Bệnh thường tiến triển thành từng đợt cấp tính, và rất dễ tái phát lại nếu như không có biện pháp điều trị hiệu quả.
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Hệ thống Y tế Thu Cúc cho biết: mặc dù bệnh gây ngứa và có tiết dịch, tuy nhiên viêm da cơ địa không có tính lây lan. Bệnh có tính di truyền nên nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ bị viêm da cơ địa thì nên lưu ý các vấn đề về da cho bé, và cho con đi thăm khám với bác sĩ khi có các biểu hiện nghi ngờ viêm da cơ địa. Khi đó trẻ sẽ được kiểm tra và có biện pháp điều trị tốt nhất tránh bệnh tái phát trở lại.
Những tác hại của viêm da cơ địa
>>>>>Xem thêm: Viêm nang lông ở lưng là do đâu?
Bệnh viêm da cơ địa thường biểu hiện thành từng đợt, sau đó tự thuyên giảm, với thể nhẹ sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên người bệnh sẽ rất khó chịu vì ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài và kém vệ sinh có thể gây trầy xước và nhiễm trùng da. Một số trường hợp không gây nhiễm trùng nhưng vùng da bị tổn thương có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.
Các trường hợp bị bội nhiễm thêm virus khá nặng nề, người bệnh có thể bị sốc gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng trường hợp này chiếm tỷ lệ rất thấp.
Ngoài ra, một số người lạm dụng thuốc, kem bôi da có chứa Corticoid sẽ gây hại cho thận, trẻ em dùng nhiều Corticoid có thể mắc hội chứng Cushing sẽ rất nguy hiểm.
Vì vậy, nếu nghi ngờ bị viêm da cơ địa bạn không nên tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà. Hãy đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra, tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.