Nguyên nhân gây viêm bàng quang

Viêm bàng quang là bệnh phổ biến ở cả nam và nữ. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách, bệnh sẽ rất khó chữa trị. Vậy, viêm bàng quang là gì? Nguyên nhân gây viêm bàng quang từ đâu?

Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây viêm bàng quang

1. Viêm bàng quang và những thông tin quan trọng cần biết

Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu thấp và giới hạn tại bàng quang và thường dẫn tới đau đớn, khó chịu nhưng nếu viêm nhiễm lan đến thận thì có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

Phụ nữ thường là đối tượng có nguy cơ bệnh cao hơn nam giới, đa số phụ nữ thường bị căn bệnh này ít nhất một lần trong đời. Viêm bàng quang không những gây nhiều phiền hà, khó chịu trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người bệnh. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận mạn tính, hội chứng thận hư… và nguy cơ gây vô sinh.

Viêm bàng quang thường được phát hiện khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng bởi những dấu hiệu ban đầu của bệnh thường không rõ ràng.

Người bị viêm bàng quang luôn trong tình trạng muốn đi tiểu liên tục. Nước tiểu bị vẩn đục, có mùi hôi lạ và đôi khi còn kèm theo máu hoặc mủ. Khi đi tiểu, người bệnh có cảm giác đau buốt, đôi khi có thể bị sốt nhẹ. Người bệnh thường xuyên bị khó chịu ở vùng xương chậu, cảm giác có áp lực tại vùng bụng dưới…

Nguyên nhân gây viêm bàng quang

Tình trạng viêm bàng quang ở người bệnh hay nhiễm trùng đường tiết niệu cấp

2. Nguyên nhân gây viêm bàng quang

2.1 Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang từ vi khuẩn

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: Hầu hết những nhiễm trùng tại bàng quang là do vi khuẩn E.coli gây ra. Vi khuẩn này sống trong ruột và vô hại tại ruột. Tuy nhiên, khi vi khuẩn E.coli xâm nhập vào niệu đạo sẽ gây ra nhiễm trùng và viêm nhiễm.

Tìm hiểu thêm: Tuyến yên nằm ở đâu? Chức năng tuyến yên là gì?

Nguyên nhân gây viêm bàng quang

Viêm bàng quang do vi khuẩn E.coli gây nên là một tình trạng hết sức phổ biến

2.2 Nguyên nhân gây viêm bàng quang không từ vi khuẩn

Bên cạnh đó, viêm bàng quang còn do một số nguyên nhân như: Mắc các bệnh phụ khoa hay viêm nhiễm đường tiết niệu, bị táo bón lâu ngày, tiểu tiện quá ít, sinh hoạt tình dục không an toàn, ngồi lâu, thiếu ngủ, chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên mệt mỏi và căng thẳng, không giữ ấm cơ thể, ăn nhiều đồ rán và các loại thức ăn có vị cay, mặc quần áo và đồ lót quá chật…

3. Điều trị viêm bàng quang như thế nào?

Khi phát hiện các triệu chứng bệnh nêu trên, người bệnh cần chủ động đi khám chuyên khoa. Điều trị viêm bàng quang thường được chỉ định dùng kháng sinh kết hợp với nghỉ ngơi. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm bàng quang đang được áp dụng:

– Điều trị thông thường: Bệnh nhân viêm bàng quang cấp tính cần được nghỉ ngơi hợp lí, uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu. Bên cạnh đó cần chú ý vấn đề dinh dưỡng, không ăn thức ăn cay, nóng. Tắm nước nóng hàng ngày có thể giúp làm giảm nhẹ triệu chứng. Nếu người bệnh có biểu hiện kích thích viêm bàng quang có thể dùng thuốc chống co thắt để làm giảm triệu chứng.

– Điều trị bằng thuốc chống lây nhiễm: Phương pháp điều trị này cần dựa vào lượng vi khuẩn trong nước tiểu. Người bệnh nên điều trị đầy đủ, trong thời gian dài đến khi các triệu chứng giảm hẳn và có thể đi tiểu bình thường. Sau khi phục hồi nên tiếp tục dùng thuốc thêm từ 1-2 tuần để tránh bệnh tái phát trở lại.

Nguyên nhân gây viêm bàng quang

>>>>>Xem thêm: Cách đo huyết áp đúng ai cũng cần nắm rõ

Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để sớm điều trị bệnh viêm bàng quang, tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt

– Điều trị bằng phương pháp tiểu phẫu: Phương pháp này được áp dụng đối với các trường hợp tắc nghẽn cổ bàng quang hoặc sỏi bàng quang gây ra bởi viêm bàng quang mạn tính.

Viêm bàng quang cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng xấu bất lợi cho sức khỏe. Khi phát hiện triệu chứng bệnh, người bệnh cần chủ động đi khám chuyên khoa và điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được chủ quan, xem nhẹ bệnh tật.

4. Làm thế nào để phòng ngừa viêm bàng quang?

Cách phòng ngừa bệnh là làm giảm những nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là đối với phái nữ:

– Uống nhiều nước hơn mỗi ngày

– Không nhịn tiểu mỗi khi buồn đi

– Đi tiểu tiện hay đi đại tiện lau sạch sẽ từ trước ra sau tránh vi khuẩn lây lan từ niệu đạo, âm đạo lên trên.

– Đi tiểu và vệ sinh khu vực sinh dục sau khoảng 30 phút

– Không kích thích tại niêm mạc sinh dục như sử dụng những loại sản phẩm xịt thơm, các loại vòi xịt…

– Không sử dụng các công cụ tình dục không an toàn

– Hạn chế xăm mình ở khu vực nhạy cảm.

Bên cạnh đó, ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ viêm bàng quang thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh viêm bàng quang và những nguyên nhân viêm bàng quang có thể gặp phải. Để bảo vệ sức khỏe, người bệnh nên phòng tránh sớm những nguy cơ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *