Câu hỏi: Thưa bác sĩ, bé nhà em mấy hôm nay bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay, các nốt mẩn như mụn nước màu hơi đỏ, đục. Mấy hôm đầu con chỉ bị 1 vài hạt, giờ em thấy bé mọc nhiều hơn lan rộng ra khắp bàn tay và bàn chân. Bác sĩ cho em hỏi bé bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay là bệnh gì? Và phải điều trị như thế nào ạ?
Bạn đang đọc: Bé bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay là bệnh gì?
Nguyễn Thu Thảo – Mỹ Đức, Hà Nội
-
Trẻ nhỏ bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay khiến nhiều mẹ lo lắng không biết bé đang mắc phải bệnh gì? (ảnh minh họa)
Trả lời:
Chào bạn Thu Thảo, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Hệ thống Y tế Thu Cúc của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ ở chân tay
1.1 Bé bị nổi mẩn đỏ ở chân tay là bệnh gì?
Nhiều ba mẹ thường thắc mắc thấy bé bị mẩn đỏ ở chân và tay nhìn qua tưởng con bị muỗi đốt, hay mẩn ngứa thôn thường nhưng khi nhìn kỹ các nốt mẩn đỏ to, màu hơi đục và lan nhanh không biết bé đang bị bệnh gì?
Với biểu hiện như trẻ bị nổi mẩn đỏ ở các vị trí đặc trưng lòng bàn tay, bàn chân ba mẹ cần lưu ý ngay đến bệnh Tay chân miệng.
-
Tìm hiểu thêm: Ăn gì để làn da luôn tươi sáng trẻ trung?
Bé bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay có thể do bệnh chân tay miệng gây ra. (ảnh minh họa)
Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, trẻ đang ở lứa tuổi đi nhà trẻ. Bệnh Tay chân miệng do virus gây ra, thường gặp là Enterovirus 71 (EV-71). Bệnh thường có các biểu hiện như sốt (sốt nhẹ hoặc cao), đau họng, tổn thương ở da (các mụn nước ở các vị trí đặc biệt như vùng họng, quang miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối,…thường rát, đỏ và đỏ), trẻ có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc,…
1.2 Bé bị mẩn đỏ ở chân tay có nguy hiểm
Trường hợp bệnh nặng, bé có thể khóc dai dẳng, thậm chí quấy khóc vào ban đêm. Ở giai đoạn nặng bé có thể sốt cao trên 38,5 độ C và không hạ sốt. Sốt kéo dài hơn 48 giờ đồng hồ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Bé có dấu hiệu giật mình, đây dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh khi này bé cần được đưa đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám với bác sĩ Nhi khoa và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Bệnh tay chân miệng nếu ba mẹ phát hiện sớm, đưa bé đi thăm khám kịp thời và có biện pháp chăm sóc tốt con sẽ mau chóng khỏi bệnh và rất ít để lại các biến chứng.
Do chị Thảo không nói cụ thể về tình trạng của bé, nên rất khó có thể xác định chính xác con có bị tay chân miệng hay không. Chị Thảo hãy kiểm tra miệng và họng của con. Nếu có các nốt mẩn đỏ như mụn nước với có kèm theo một trong số các dấu hiệu cảu bệnh tay chân miệng đã nêu trên nên cho con đi thăm khám để bác sĩ chuyên khoa Nhi sẽ kiểm tra và điểu trị cho con nhé.
Ngoài ra bé bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay, cũng có thể con đang gặp phải một số bệnh như viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, bệnh tổ đỉa,…
2. Điều trị nổi mẩn đỏ ở chân và tay bé như thế nào?
-
>>>>>Xem thêm: Bệnh giời leo có lây không?những biến chứng có thể gặp phải
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ UY TÍN quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, khám tận tình – hạn chế kháng sinh, là địa chỉ được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn hiện nay.
2.1 Điều trị tại bệnh viện
Khi bé nổi mẩn đỏ ở chân và tay, ba mẹ cần đưa con gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh từ đó mới đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả. Mẹ không tùy tiện dùng thuốc bôi ngoài da hay uống thuốc kháng sinh khi chưa biết con bị nổi mẩn là do bé mắc phải bệnh gì. Nếu không cẩn thận, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bé.
Việc sử dụng các loại kem, thuốc bôi da có thể gây nhiễm trùng da, tổn thương da trẻ. Trong kem, thuốc bôi da có chứa corticoid có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của con. Vì vậy, cha mẹ không nên tùy tiện sử dụng. Thuốc kháng sinh chỉ đặc trị được vi khuẩn còn virus sẽ không có tác dụng. Vậy nên mẹ cần đưa con đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra cho con.
2.2 Chăm sóc tại nhà
Nếu bé bị Tay chân miệng, các biện pháp mà ba mẹ có thể áp dụng tại nhà để trị bệnh cho con (theo chỉ định của bác sĩ) như:
– Dùng thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng.
– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa,… Ăn đủ các chất dinh dưỡng và cho con uống nhiều nước.
– Vệ sinh da cho trẻ để tránh bội nhiễm. Nhiều mẹ kiêng không tắm cho bé khiến vi khuẩn tích tụ làm bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, ta cần vệ sinh vùng miệng nhẹ nhàng, sạch sẽ. Nếu bé vẫn sốt, mệt mỏi, biếng ăn, nên cho con đi khám gặp bác sĩ.
3. Một số lưu ý khi làm da trẻ đang gặp vấn đề
3.1 Sử dụng đồ dùng lành tính, an toàn cho da
Dù trong quá trình chăm sóc hàng ngày hay khi da bé gặp vấn đề, việc sử dụng những đồ dùng lành tính là rất cần thiết:
– Lựa chọn những chất liệu quần áo, chăn gối mềm, an toàn.
– Tránh cọ xát mạnh vào da trẻ.
– Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, kem dưỡng, … lành tính.
– Sử dụng các sản phẩm có độ pH phù hợp.
3.1 Bảo đảm độ ẩm cho da bé
Không chỉ người lớn mà ngay cả da trẻ nhỏ cũng cần được cung cấp đủ nước. Dưới điều kiện thời tiết khô hoặc ngay sau khi tắm, làn da thường mất nước. Da bé sẽ khô căng và dễ bị kích ứng. Vì vậy, cha mẹ cần cho bé sử dụng kem dưỡng để hạn chế tình trạng này. Lưu ý, hãy chọn những loại kem lành tính, độ an toàn cao nhé.
Hy vọng những câu trả lời trên có thể giúp được bạn Thảo hiểu được bé nhà bạn bị nổi mẩn đỏ ở tay và chân là bệnh gì và nên làm gì trong tình huống này. Nếu bạn có thắc mắc hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.
Xin cảm ơn bạn Thảo và chúc bé nhà mình mau khỏi!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.