Xơ gan F4 là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Thông thường tùy vào tình trạng của người bệnh, có thể chia xơ gan thành bốn mức độ khác nhau. Đặc biệt xơ gan F4 đang là giai đoạn được chú ý nhất, bởi đây là giai đoạn chức năng gan đã bị suy giảm hoàn toàn và không có khả năng phục hồi. Vậy điều gì đã khiến tế bào gan của chúng ta gặp phải tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau.

Bạn đang đọc: Xơ gan F4 là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

1. Xơ gan F4 là gì?

Xơ gan F4 là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Sự tiến triển từ tế bào gan khỏe mạnh tới khi tế bào gan bị xơ hóa nghiêm trọng

Xơ gan F4 hay chính là giai đoạn xơ gan mất bù. Đây là giai đoạn bệnh tiến triển nặng nhất của bệnh lý xơ gan. Dường như lúc này chức năng gan đã suy giảm nghiêm trọng và không còn khả năng phục hồi trở lại. Không những thế, ở giai đoạn này, bệnh tình sẽ tiến triển rất nhanh và diễn biến rất xấu. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể kèm theo một số biến chứng vô cùng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Tìm hiểu thêm: Gan nhiễm mỡ có gây ngứa không và cách cải thiện

Xơ gan F4 là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Một số nguyên nhân dễ mắc phải có thể gây bệnh như: virus viêm gan, rượu bia,…

Xơ gan F4 xảy ra do giai đoạn trước của bệnh không được điều trị hiệu quả. Bệnh xơ gan được chia thành 4 giai đoạn: F1, F2, F3, F4. Kể từ giai đoạn 2, mỗi giai đoạn là một bước tiến triển nghiêm trọng hơn của giai đoạn trước. Về nguyên nhân gây xơ gan, đây là căn bệnh hình thành do tế bào gan bị tổn thương lâu ngày, người bệnh không phát hiện ra bệnh hoặc điều trị sai cách dẫn đến tế bào gan bị xơ hóa, mất chức năng. Một số nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm:

– Do bệnh viêm gan virus

– Một số bệnh lý khác về gan như: gan nhiễm mỡ, gan nhiễm độc, gan tự miễn,..

– Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,..

– Làm việc trong môi trường ô nhiễm chứa các chất độc hại

– Lạm dụng thuốc

3. Dấu hiệu của xơ gan F4

Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể nhận biết được một vài biểu hiện điển hình của bệnh như:

– Vàng da: da người bệnh chuyển vàng, móng tay, niêm mạc và mắt cũng bắt đầu vàng hơn

– Thể trạng kém: sụt cân đột ngột không kiểm soát do chán ăn, suy nhược cơ thể, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

– Cơ thể bị phù, bệnh bắt đầu phình do có dịch cổ trướng

– Trí nhớ giảm sút, tinh thần thiếu minh mẫn do gan không thể thực hiện được chức năng thải độc của mình. Điều này làm amoniac sẽ xâm nhập vào não, có thể gây nên hội chứng não gan, làm bệnh nhân thường lờ đờ, thiếu tỉnh táo,…

4. Chẩn đoán và điều trị

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân, người bệnh sẽ được tiến hành xét nghiệm máu và siêu âm, sinh thiết gan để có thể xác định đúng tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào có thể đảm bảo chữa xơ gan F4 khỏi hoàn toàn, bởi đây là giai đoạn nguy hiểm và khó điều trị nhất.  Điều trị xơ gan giai đoạn cuối này thường chỉ giúp giảm bớt tác hại của bệnh và hạn chế tốc độ bệnh tàn phá cơ thể, sức khỏe, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Các phương pháp điều trị thông thường gồm có Nội khoa (sử dụng thuốc) hoặc Ngoại khoa (ghép gan). Trong đó, cấy ghép gan là phương pháp duy nhất có thể giúp bệnh nhân có thêm cơ hội sống trong trường hợp bệnh quá nặng. Tuy nhiên việc tìm được lá gan phù hợp là vô cùng khó khăn. Đặc biệt chi phí cho một cuộc phẫu thuật rất cao nên không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện được.

5. Xơ gan F4 nguy hiểm như thế nào?

Xơ gan F4 là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

>>>>>Xem thêm: Nhiều biến chứng nguy hiểm từ gan nhiễm mỡ

Nếu không được điều trị kịp thời xơ gan F4 để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm

Xơ gan F4 hiện đang là giai đoạn nguy hiểm nhất và để lại rất nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cũng như tính mạng người bệnh như:

– Bệnh não gan: xuất hiện do gan không thể đào thải chất độc khiến một lượng amoniac có thể xâm nhập vào não, gây tình trạng lơ mơ, thiếu tỉnh táo, người bệnh có thể mất ý thức.

– Xuất huyết tiêu hóa do áp lực tĩnh mạch cửa tăng: gây chèn ép các mạch máu, dễ gây tình trạng xuất huyết nội tạng.

– Ung thư gan: đây là biến chứng nguy hiểm nhất, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cao

– Cổ trướng: đến 85% người bệnh bị xơ gan cổ trướng ở giai đoạn này

– Hội chứng gan thận: chức năng gan bị suy giảm ảnh hưởng ít nhiều tới chức năng thận cũng bị suy giảm đột ngột

– Nhiễm trùng do vi khuẩn: như chúng ta đã biết gan là cánh cửa đào thải độc tố, khi chức năng gan suy giảm, đồng nghĩa với việc cơ thể đang mất an toàn bởi không được bảo vệ. lúc này, cơ thể có thể bị nhiễm trùng do các loại vi khuẩn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác kèm theo.

6. Xơ gan F4 có chữa khỏi được không?

Có thể nói, xơ gan F4 là giai đoạn cuối của xơ gan, lúc này chức năng gan đã suy giảm hoàn toàn và việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, bởi không thể phục hồi hoàn toàn được chức năng của gan. Ở giai đoạn này, bệnh nhân được điều trị để duy trì sự sống và ngăn ngừa sự xơ hóa của gan. Vì vậy, thời gian bệnh nhân có thể sống thêm chỉ tầm 12 tháng. Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh,hãy tự ý thức để bảo vệ chính mình bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ.

Ngoài ra, mỗi chúng ta cần giảm thiểu các tác nhân gây bệnh như các chất kích thích rượu, bia,…Cùng với đó là thực hiện lối sống lành mạnh, áp dụng lâu dài và đều đặn chế độ dinh dưỡng hợp lý, có lợi. Tránh sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ để việc đào thải của gan được dễ dàng hơn. Đặc biệt, chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao vừa sức để nâng cao sức khỏe cũng là điều vô cùng cần thiết.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp quý độc giả trang bị cho bản thân mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh xơ gan F4. Cùng với đó là những hiểu biết quan trọng về căn bệnh xơ gan nói chung, về những nguyên nhân và triệu chứng cũng như cách phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm. Nhờ vậy, mỗi người sẽ có thêm cơ hội phòng tránh hoặc thoát bệnh hiệu quả cho bản thân và những người thân yêu của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *