Bệnh viêm phế quản cấp là gì bệnh gây các triệu chứng khó chịu

Viêm phế quản cấp là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp, bệnh gây các triệu chứng khó chịu như ho, sốt, người mệt mỏi,..bệnh viêm phế quản cấp nếu không điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng làm suy hô hấp. Vậy bệnh viêm phế quản cấp là gì? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh?

Bạn đang đọc: Bệnh viêm phế quản cấp là gì bệnh gây các triệu chứng khó chịu

Viêm phế quản cấp tính là gì?

Bệnh viêm phế quản cấp là gì bệnh gây các triệu chứng khó chịu

Hình ảnh giải phẫu uống phế quản bình thường và ống phế quản viêm

Viêm cấp tính niêm mạc cây phế quản được gọi là viêm phế quản cấp, viêm phế quản được tạo thành từ các ống gồm phế quản thùy và tiểu phế quản tận, giữ chức năng dẫn khí. Khi các ống này bị nhiễm trùng, niêm mạc phế quản sẽ bị phù nề, xung huyết, bong các biểu mô phế quản, hình thành lớp đờm mủ bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí dẫn đến hiện tượng khó thở ở người bệnh.
Bệnh viêm phế quản cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nào nhưng phổ biến gặp nhất ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, những người có thể trạng yếu.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản thường do nhiễm vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, H. influenza, M. catarrhalis), nhiễm virus thường gặp như: adenovirus, parainfluenzae virus,..các loại vi khuẩn, virus này xâm nhập gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, người bệnh khởi phát bị viêm mũi, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang, viêm họng…
Những người vừa mắc bệnh sởi, cúm, ho gà thường bị viêm phế quản cấp
Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng tác động làm phát triển bệnh như: các khí bụi công nghiệp, không khí quá khô hoặc quá ẩm, khí độc clo, amoniac, khói thuốc lá, thời tiết thay đổi đột ngột,

Ai dễ mắc bệnh viêm phế quản cấp:

Tìm hiểu thêm: Bệnh Herpes sinh dục (mụn rộp sinh dục) là gì?bệnh da liễu

Bệnh viêm phế quản cấp là gì bệnh gây các triệu chứng khó chịu

Khói bụi, khói thuốc là những tác nhân gây bệnh viêm phế quản cấp

Người có thể trạng kém, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ sinh non, người cao tuổi
Người nghiện thuốc lá dễ bị viêm phế quản cấp và lâu dần bệnh tiến triển thành mạn tính
Ứ đọng phổi do suy tim
Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể bị viêm phế quản cấp khi acid trong dạ dày bị trào vào phế quản.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Dấu hiệu khởi phát của người bệnh viêm phế quản cấp là bị viêm đường hô hấp trên, người bệnh có triệu chứng khó chịu như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng, ho kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
Người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như sốt cao: Sốt 38 – 39 o C, có thể tới 40 o C, người luôn mệt mỏi, nhức mỏi xương khớp, cảm giác nóng rát sau xương ức, đau tăng lên khi ho. Khó thở nhẹ, ho khan, có ho thành cơn về đêm, giai đoạn này thường kéo dài 6 đến 8 ngày.
Giai đoạn sau, các triệu chứng giai đoạn đầu giảm dần, người bệnh xuất hiện ho có đờm, hoặc đờm mủ xanh/vàng
Bệnh viêm phế quản cấp tính thường tiến triển lành tính. Đối với những người khỏe mạnh bệnh có thể khỏi sau 2 tuần và không để lại bất kỳ di chứng gì, tuy nhiên đối với những người nghiện thuốc lá thường có bội nhiễm và ho khạc đờm kéo dài.
Bệnh viêm phổi cấp tính nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, phế quản phế viêm: thường xảy ra ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng.

Bệnh viêm phế quản cấp là gì bệnh gây các triệu chứng khó chịu

>>>>>Xem thêm: khám phụ khoa,Viêm nhiễm phụ khoa cần xử trí kịp thời

Tập luyện thể thao giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trong phòng ngừa bệnh

Biện pháp dự phòng viêm phế quản cấp và viêm phế quản cấp tái phát

Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết lạnh
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp nâng cao chất đề kháng.
Đảm bảo chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý, kết hợp với tập thể dục thường xuyên.
Giữ vệ sinh, rửa tay thường xuyên để tiêu diệt các virus gây bệnh
Giữ gìn môi trường thông thoáng, tránh khói bụi.
Không hút thuốc lá, thuốc lào.
Điều trị tích cực dứt điểm khi bị nhiễm khuẩn tai – mũi – họng.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *