Bị suy tuyến giáp cần tránh ăn gì?

Bị suy tuyến giáp cần tránh ăn gì? câu hỏi được rất nhiều người quan tâm để có một chế độ ăn an toàn, đúng cách và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. 

Bạn đang đọc: Bị suy tuyến giáp cần tránh ăn gì?

1. Vai trò của chế độ ăn với bệnh suy tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở cổ, sản xuất ra các hormone điều tiết sự trao đổi chất. Bệnh suy giáp (tuyến giáp kém hoạt động) xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ các hormone quan trọng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Mặc dù sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính của căn bệnh này nhưng một chế độ ăn uống hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng.

Trong thực tế, một số loại thực phẩm, chẳng hạn như sản phẩm chế biến từ đậu nành không lên men, các loại rau họ cải và hạt kê, có thể ảnh hưởng xấu tới tuyến giáp. Do đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được những thực phẩm nên ăn và đặc biệt nên tránh ở người bệnh bị suy tuyến giáp.

Bị suy tuyến giáp cần tránh ăn gì?

Chế độ ăn đúng cách tốt cho người bệnh bị suy tuyến giáp trong việc giảm triệu chứng và điều trị bệnh.

2. Bị suy tuyến giáp cần tránh ăn những thực phẩm gì?

2.1. Các sản phẩm được chế biến từ đậu nành không lên men

Sữa đậu nành, đậu hũ và dầu đậu nành là một số loại sản phẩm được chế biến từ đậu nành không lên men. Những sản phẩm này đều rất giàu isoflavone, đó là những hợp chất thực vật hoạt động như estrogen. Isoflavones của đậu nành là goitrogens, một tác nhân gây trở ngại cho hoạt động của tuyến giáp. Do đó nếu bị suy tuyến giáp, cần hạn chế tiêu thụ các sản phẩm được chế biến từ đậu nành không lên men. Tuy nhiên các loại thực phẩm đậu nành lên men như nước tương, miso (tương được làm từ đậu nành của người Nhật)… không chứa isoflavone và người bệnh suy tuyến giáp có thể sử dụng trong chế độ ăn uống.

2.2. Bị suy tuyến giáp cần tránh ăn gì? – Tránh các loại rau họ cải

Các loại rau họ cải tươi như bông cải xanh, cải bruxen, cải bắp và súp lơ – cũng chứa goitrogens. Theo nghiên cứu của Viện Linus Pauling, ăn quá nhiều những loại rau này gây ra suy tuyến giáp ở động vật. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở con người không cho kết quả như nhau. Khi được chế biến và nấu chín, goitrogens trong các loại rau họ cải bị biến tính, ăn sẽ an toàn hơn.

Tìm hiểu thêm: Yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường type 2

Bị suy tuyến giáp cần tránh ăn gì?

Người bệnh bị suy tuyến giáp cần chú ý hạn chế ăn các loại rau họ cải.

2.3. Hạt kê cũng không nên ăn

Hạt kê là một loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, không có chứa gluten, thường được thêm vào súp hoặc các món hầm. Tuy nhiên, kê có thể ức chế chức năng tuyến giáp, theo chuyên gia dinh dưỡng Cheryl Harris.  Bà khuyến cáo người bị suy tuyến giáp nên thay thế hạt kê trong chế độ ăn uống hàng ngày bằng loại ngũ cốc khác, chẳng hạn như gạo nâu, quinoa hoặc yến mạch.

2.4. Thực phẩm có chứa aspartame và gluten

Theo Trung tâm Ung thư (Mỹ), chất làm ngọt nhân tạo aspartame có thể gây ra viêm tuyến giáp và sản xuất ra kháng thể tự động kháng giáp. Gluten – một protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch cũng có thể là goitrogens, tác động xấu tới hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu trước khi đưa ra khuyến nghị chính thức để loại bỏ các loại thực phẩm này từ chế độ ăn uống của người bị suy tuyến giáp.

2.5. Tránh đồ chứa chất kích thích

Việc sử dụng các loại đồ có chứa nhiều chất kích thích có thể gây kích ứng tuyến giáp của bạn và làm rối loạn chức năng tuyến giáp. Cụ thể, nên tránh xa những loại như thuốc lá, cà phê, rượu, bia, trà xanh,…

2.6. Thực phẩm nhiều chất béo và đồ ăn chế biến sẵn

Các thực phẩm trên chứa nhiều chất phụ gia, calo và lượng đường, lượng chất béo cao. Những loại chất này có ảnh hưởng không tốt cho người bệnh tuyến giáp cũng như hoạt động của tuyến giáp.

Bị suy tuyến giáp cần tránh ăn gì?

>>>>>Xem thêm: Tuyến vú phát triển như thế nào ở nữ giới?

Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn không tốt với người bệnh suy tuyến giáp.

2.7. Bị suy tuyến giáp cần tránh ăn gì? – Tránh ăn nội tạng

Nội tạng động vật không chỉ có chứa các vi khuẩn không tốt mà còn có các thành phần axit bão hòa và lượng cholesterol cao gây ra những tác động tiêu cực đến tuyến giáp, thậm chí còn làm giảm khả năng hấp thụ của thuốc điều trị bệnh. Do đó những sản phẩm từ nội tạng các loại cần tránh tuyệt đối ở người bệnh suy giáp.

3. Lưu ý thêm về thực phẩm người bệnh suy tuyến giáp nên ăn

Bên cạnh việc tránh các thực phẩm không tốt với hoạt động tuyến giáp, người bệnh suy giáp cần bổ sung nhóm các thực phẩm có lợi cung cấp các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu điển hình là iốt, kẽm, selen,… Gợi ý một một số thực phẩm nên ăn như sau:

– Trứng: lòng đỏ trứng có nhiều iốt và selen, trong khi lòng trắng có nhiều protein.

– Thịt các loại.

– Cá và hải sản tươi bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cua, tôm…

– Trái cây quả mọng, chuối, cam, cà chua…

– Các loại ngũ cốc và các loại hạt không chứa gluten: gạo, kiều mạch, hạt chia, hạt quinoa và hạt lanh.

Như vậy, nắm rõ thông tin bị suy tuyến giáp cần tránh ăn gì cũng như những thực phẩm nên ăn sẽ giúp người bệnh xây dựng chế độ ăn khoa học góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *