Điều trị viêm gan C như thế nào?

Viêm gan C là bệnh lý lây nhiễm qua đường máu với triệu chứng mờ nhạt, rất khó nhận ra. Nếu không điều trị đúng phác đồ có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Phương pháp điều trị viêm gan C như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Bạn đang đọc: Điều trị viêm gan C như thế nào?

Điều trị viêm gan C như thế nào?

Viêm gan C không được điều trị đúng có thể gây biến chứng xơ gan, ung thư gan

1. Viêm gan C có nguy hiểm không? 

Viêm gan C có thể gây viêm gan cấp, có khuynh hướng trở thành mạn tính ở hầu hết các bệnh nhân khi xuất hiện nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân nhiễm HCV có nhiễm trùng mạn tính với HCV, nguy cơ suy gan cấp cao. Có tới 50 – 70% bệnh nhân viêm gan C cấp diễn biến thành mạn tính. 20 – 25% viêm gan C mạn tính dẫn đến xơ gan, ung thư gan. 

1.1 Xơ gan 

Xơ gan hay sẹo của mô gan khi bị viêm gan C mạn tính trong nhiều năm. Sau 20 – 30 năm sau, bệnh nhân có thể diễn biến xơ gan. Xuất hiện sẹo trong gan khiến gan hoạt động yếu hơn. 

1.2 Ung thư gan 

Viêm gan C mãn tính lâu năm có thể dẫn đến ung thư gan. 

1.3 Suy gan 

Gan bị tổn thương quá nhiều, hư hại nghiêm trọng dẫn đến suy giảm chức năng gan. 

2. Những đối tượng nên nên đi tầm soát viêm gan C 

Đối tượng có nguy cơ cao và những người thường xuyên phải tiếp xúc với máu dịch bệnh nhân, hãy nên đi khám tầm soát viêm gan C. 

– Những người có tiền sử tiêm chích ma túy, chất kích thích.

– Đối tượng có biểu hiện vàng da, nước tiểu vàng, mệt mỏi… không rõ nguyên nhân.

– Chức năng gan suy giảm bất thường không rõ nguyên nhân. 

– Trẻ nhi sinh ra từ bố mẹ bị nhiễm viêm gan C.

– Nhân viên y tế, thường xuyên phải tiếp xúc với máu dịch bệnh nhân. Nhất là những đơn vị cấp cứu, hồi sức.

– Nhân viên spa chăm sóc da điều trị mụn, phun xăm… 

– Đối tượng công an khi thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ truy quét tội phạm nguy hiểm, có sử dụng vũ khí. 

– Người bình thường vô tình dẫm phải kim tiêm có lẫn máu. 

– Những người thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều đối tượng, đối tượng nguy cơ cao như gái mại dâm. 

– Những người được thực hiện truyền máu, truyền yếu tố đông máu, cấy ghép nội tạng, chạy thận nhân tạo… 

Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc điều trị sán lá gan nhỏ bạn cần nắm vững

Điều trị viêm gan C như thế nào?

Ngủ đủ giấc giúp gan phục hồi tốt hơn

3. Điều trị viêm gan C tại Việt Nam như thế nào? 

3.1 Trường hợp chưa phải điều trị viêm gan C

Trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính, chưa tổn thương hoặc trong tình trạng virus chưa hoạt động, đang thể ngủ. Thì trường hợp này bệnh nhân chưa phải điều trị. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám và làm xét nghiệm định kỳ kiểm tra theo dõi thường xuyên. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập, nghỉ ngơi để bảo vệ gan. Nhiều bệnh nhân có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cần được theo sát bởi bác sĩ chuyên khoa. 

3.2 Thuốc kháng siêu virus 

Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng siêu virus để diệt virus trong cơ thể. Có 2 loại thuốc thường được sử dụng để điều trị là Interferon, Ribavirin. 

3.2.1 Interferon

Đây là một loại protein tự nhiên mà cơ thể sản xuất ra để chống lại virus. Khi sử dụng thuốc này, cơ thể sẽ có cảm giác đau nhức, mệt mỏi, triệu chứng như cảm cúm. Lúc này hệ miễn dịch đang bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Cơ thể sản xuất Interferon để tiêu diệt virus, tuy nhiên lượng này không đủ. Khi sử dụng thuốc sẽ kích thích cơ thể tăng cường đề kháng. Thuốc sẽ bị cơ thể phá hủy khi sử dụng qua đường tiêu hóa. Vì thế, thuốc sẽ được tiêm dưới da để có tác dụng tốt nhất. 

3.2.2 Ribavirin

Thuốc này giúp tăng cường tác dụng điều trị của Interferon, giảm khả năng tái phát. Sử dụng đơn thuần Ribavirin không diệt được virus trong cơ thể. 

Lưu ý 2 loại thuốc này gây dị tật thai nhi. Vì thế phải ngừa thai trước và trong quá trình điều trị. Sau 6 tháng điều trị thì mới được thả có thai. Thì nguy cơ dị tật sẽ thấp hơn. 

Thuốc kháng siêu vi này có thể gây trầm cảm. Vì thế, ở trường hợp bệnh nhân đang bị trầm cảm giai đoạn nặng thì sẽ được bác sĩ cân nhắc điều trị sau. 

Lưu ý: Những loại thuốc điều trị viêm gan C trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Tuân thủ điều trị có lợi như thế nào?

Đối với tất cả các mặt bệnh, tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ là một việc giúp bệnh tình nhanh khỏi hơn. Đối với bệnh lý viêm gan C, điều này lại càng được chú trọng. Bởi vì một khi bệnh nhân bỏ thuốc, quên uống thuốc sẽ khiến tình trạng virus dễ dàng tăng lên. Kháng thuốc, chờn thuốc là việc rất nguy hiểm trong điều trị viêm gan. Điều này sẽ khiến bạn ngày càng phải dùng liều nặng hơn, nguy cơ xơ gan, ung thư gan ngày càng tăng. 

Điều trị viêm gan C như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Chữa bệnh viêm gan mạn tính bằng cách nào hiệu quả

Tập luyện thể dục điều độ rất tốt cho bệnh nhân viêm gan C

5. Những trường hợp dừng điều trị

5.1 Bệnh lý nền chưa được kiểm soát 

Trường hợp bệnh nhân có bệnh lý nền nặng về huyết áp, tim mạch, bệnh mạch vành, tiểu đường… chưa được kiểm soát. Có thể sẽ không được dùng liều kết hợp pegylated interferon và ribavirin. 

5.2 Mang thai 

Trong quá trình mang thai, tùy tình trạng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc điều trị hoặc không vì có nguy cơ gây dị tật thai nhi. Những người đang dự tính có thai hoặc đang có thai sẽ được cân nhắc dừng điều trị. Bệnh nhân cần tránh thai hiệu quả trong quá trình điều trị. Trong độ tuổi sinh đẻ, bạn có thể tiếp tục 6 tháng sau khi ngưng điều trị. 

5.3 Trầm cảm 

Trường hợp bạn đang bị trầm cảm giai đoạn nặng, hoặc bệnh lý tim mạch nặng trong khoảng thời gian 6 tháng trước đó. Thì sẽ cân nhắc điều trị sau.

Những trường hợp được bác sĩ cho chỉ định tạm thời ngưng điều trị. Hãy hạn chế làm tổn thương gan trong thời gian này. Bằng cách cải thiện sức khỏe, thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Hạn chế tối đa những chất gây tổn thương cho gan như: rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, thuốc lào… Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp. 

Mặc dù viêm gan C là bệnh lý nguy hiểm, chưa có vaccine phòng tránh. Tuy nhiên, viêm gan C có thể điều trị được. Bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế biến chứng ung thư gan, xơ gan… mà virus này gây ra. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *