Đọc nhiều thông tin, bạn biết viêm gan C có thể gây nên xơ gan, ung thư gan…Tuy nhiên, virus viêm gan C sống được bao lâu trong cơ thể và ngoài môi trường thì chắc hẳn nhiều người chưa biết. Đặc biệt, liệu có thể lây nhiễm qua máu khô ở lâu ngoài môi trường không?
Bạn đang đọc: Virus viêm gan C sống được bao lâu trong và ngoài cơ thể?
Bạn lo lắng liệu viêm gan C sống được bao lâu?
1. Viêm gan C là gì?
Viêm gan C do virus siêu vi viêm gan C (Hepatitis C Virus – HCV) gây ra. Virus này thuộc họ Flaviviridae, kích thước khoảng 35 – 50 nm. Hiện nay, phát hiện ra 6 type virus này ở Việt Nam, thường tìm thấy chủ yếu 2 loại type 1 và type 6.
2. Đường lây truyền của viêm gan C
Viêm gan C lây nhiễm qua đường máu, các chế phẩm của máu. Viêm gan C có thể lây nhiễm dễ dàng qua con đường này, khi bạn chẳng may phơi nhiễm máu với bệnh nhân. Có thể qua các con đường như:
– Lây nhiễm do dùng chung bơm kim tiêm, kim châm cứu, kim phun xăm, kim châm lỗ tai, dụng cụ làm răng, dụng cụ thẩm mỹ, qua vật trung gian trong truyền máu, lọc thận…
– Lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn với nhiều đối tượng. Những đối tượng có nguy cơ có bệnh cao.
– Lây từ mẹ sang con.
– Phơi nhiễm nghề nghiệp: nhân viên y tế, nhân viên phun xăm, công an…
– Không may lây nhiễm do dẫm phải kim tiêm ven đường.
– Dùng chung đồ dùng cá nhân có lây nhiễm máu dịch với bệnh nhân nhiễm HCV như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng…
– Tiếp xúc trực tiếp với máu dịch người bệnh khi gặp tai nạn, cấp cứu… mà không có dụng cụ phòng hộ. Hoặc dụng cụ phòng hộ thủng rách.
3. Bị nhiễm viêm gan C có nguy hiểm?
Viêm gan C là một trong những bệnh lý diễn biến âm thầm, gây bệnh truyền nhiễm nhanh chóng mà người bệnh không hề biết nếu không được kiểm tra sức khỏe. Bởi vì, những triệu chứng ban đầu khi bị nhiễm viêm gan C rất mờ nhạt, rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý cảm cúm, mệt mỏi thông thường.
Khoảng 3% dân số mắc bệnh viêm gan C, với khoảng 170 triệu người mang virus này trong cơ thể. Trong đó, có hơn 85% người mang virus lâu dài. Tỉ lệ này cao hơn so với viêm gan B. Có tới 60% số bệnh nhân sẽ chuyển sang mạn tính. Thống kê ước tính đến 12% bệnh nhân sẽ chuyển sang xơ gan và 1 – 5% chuyển sang ung thư gan.
Nguy hiểm hơn, viêm gan C rất dễ lây nhiễm nhưng lại chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu bị viêm gan C, kết hợp đồng nhiễm viêm gan A, B thì hướng điều trị sẽ càng khó khăn hơn.
Tại Mỹ, ước tính có khoảng hơn 4 triệu người bị mắc viêm gan C mạn tính. Có tới 8000 – 10000 trường hợp tử vong mỗi năm vì virus này.
Vì triệu chứng của căn bệnh này rất mờ nhạt. Vì thế vào năm 1995, một kết quả xét nghiệm ở nước Pháp cho thấy, đến hơn nửa triệu người bị nhiễm viêm gan C. Trong đó có tới 15% số người trong đó không hề biết rằng mình đang bị nhiễm viêm gan C.
Viêm gan C không được phát hiện và điều trị đúng thời điểm có thể gây nên biến chứng xơ gan, ung thư gan. Có tới 20% số người bị nhiễm viêm gan C mạn tính sau 10 – 20 năm sau. Họ chuyển sang giai đoạn ung thư gan.
Tìm hiểu thêm: Xơ gan cổ trướng là gì? Cách nhận biết và điều trị
Viêm gan C có thể gây biến chứng xơ gan, ung thư gan
4. Virus viêm gan C sống được bao lâu trong cơ thể và ngoài môi trường?
4.1 Giai đoạn cấp tính
Virus viêm gan C khi mới lây nhiễm, chưa vào cơ thể, ở giai đoạn cấp tính. Thời gian ủ bệnh từ 5 – 8 tuần. Thời gian này, chỉ có khoảng 30% bệnh nhân có cảm giác hơi khó chịu, mệt mỏi như bị cảm cúm nhẹ. Còn phần lớn, sẽ không có dấu hiệu gì nổi bật. Một số triệu chứng nhẹ có thể kéo dài từ 6 – 8 tuần, sau đó từ từ thuyên giảm rồi biến mất.
4.2 Giai đoạn mãn tính
Virus tồn tại trong cơ thể ở dạng hoạt động hoặc không hoạt động. Virus có thể tự biến mất hoặc trở nên hoạt động mạnh hơn. Nếu qua giai đoạn 6 tháng, bệnh nhân để lượng virus tăng trưởng mạnh hơn, thì có thể dẫn đến viêm gan C mãn tính. Giai đoạn mãn tính có dấu hiệu triệu chứng kèm theo, thì bệnh nhân cần phải điều trị. Bệnh nhân có thể diễn biến xơ gan, ung thư gan sau 5 – 10 năm. Nếu bệnh nhân không theo dõi liên tục và không tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
4.3 Virus tồn tại môi trường ngoài cơ thể
Virus viêm gan C khi ở ngoài cơ thể con người, có thể tồn tại từ 12 giờ đến 4 ngày. Với khả năng sống dai dẳng như thế này, nếu dùng chung những vật dụng lẫn máu bệnh nhân. Nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
5. Tuổi thọ người nhiễm viêm gan C
Tùy tình trạng sức khỏe và bệnh lý nền của bệnh nhân, quyết định tuổi thọ của bệnh nhân. Có những bệnh nhân bị nhiễm viêm gan C trong giai đoạn đầu. Họ không cần điều trị, chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, luyện tập, tinh thần lạc quan. Cơ thể họ có thể không bị virus tấn công nữa. Bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh như những người bình thường khác.
Tuy nhiên, đối với những người chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nguy cơ xơ gan, ung thư gan của họ cao hơn. Tuy nhiên, nếu tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Kịp thời theo sát những giai đoạn virus tăng. Giữ virus ở mức độ ổn định, không làm hại cơ thể. Thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, luyện tập, tinh thần tốt. Thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan của họ giảm đi rất nhiều. Họ có thể chung sống hòa bình với viêm gan C mà không làm lây nhiễm bất kỳ ai.
Biến chứng xơ gan, ung thư gan cũng có thể đến trong thời gian 5 – 7 năm. Nếu bệnh nhân trong bệnh cảnh bệnh lý nền tiểu đường, huyết áp, đồng nhiễm viêm gan A, B. Tuổi thọ có thể kéo dài hơn 20 năm nữa hoặc ít hơn. Nếu bệnh nhân không theo dõi sát cùng bác sĩ, tuân thủ điều trị và thay đổi chế độ sinh hoạt.
>>>>>Xem thêm: Ai cần phẫu thuật cắt túi mật và cần lưu ý những gì?
Phòng tránh viêm gan C hiệu quả
6. Phòng tránh viêm gan C thế nào hiệu quả?
– Để phòng tránh viêm gan C, bạn cần phải hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với máu dịch của người khác.
– Hãy luôn thường trực suy nghĩ, bất cứ ai cũng có thể mắc viêm gan C. Vì thế, phải phòng tránh để không để tiếp xúc trực tiếp với máu dịch.
– Khi bắt buộc phải tiếp xúc, hãy sử dụng cụ phòng hộ cá nhân như găng tay dùng một lần. Để bảo vệ bản thân.
– Khi phát hiện bản thân tiếp xúc với máu dịch bệnh nhân. Mà dụng cụ phòng hộ bị thủng rách. Trên da tay, vị trí tiếp xúc gần máu dịch có vết rách, vết thương trên da. Cần làm xét nghiệm cho cả bệnh nhân để hạn chế tình trạng. Đồng thời, nên xét nghiệm máu sau 12 tuần tiếp xúc, để kiểm tra kỹ hơn.
– Không sử dụng chung vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm máu như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng..
– Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ như bao cao su để phòng tránh lây nhiễm bệnh khi quan hệ nhiều đối tượng. Hoặc trường hợp đối tượng chưa rõ tình trạng sức khỏe.
Với những thông tin trên, giờ bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc virus viêm gan C sống được bao lâu ngoài môi trường. Việc theo dõi sát sao cùng bác sĩ, tuân thủ nguyên tắc điều trị, kết hợp chế độ sống lành mạnh, tinh thần vui vẻ, lạc quan sẽ có lợi cho người bệnh rất nhiều.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.