Người bệnh tiểu đường hay gặp phải các vấn đề về răng miệng do đường trong máu tăng cao gây nhiễm trùng. Ngược lại các bệnh về nướu răng cũng ảnh hưởng tới việc kiểm soát đường huyết và thúc đẩy nhanh tiến trình biến chứng của bệnh tiểu đường. Chính vì những lý do này mà bệnh nhân tiểu đường cần có sự quan tâm đặc biệt tới sức khỏe răng miệng.
Bạn đang đọc: Tiểu đường và các vấn đề về răng miệng hay gặp phải
Bệnh tiểu đường khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc phải các bệnh về răng miệng.
4 dấu hiệu cảnh báo người bệnh tiểu đường có vấn đề về răng miệng
Bệnh tiểu đường khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc phải các bệnh về răng miệng. Vì bệnh tiểu đường làm suy yếu khả năng chống lại vi khuẩn trong miệng. Thêm vào đó lượng đường trong máu tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và góp phần dẫn tới bệnh viêm nướu răng. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm nướu răng bao gồm:
- Nướu có màu đỏ, đau, chảy máu hoặc sưng lên, nướu dần dần bị tụt
- Răng lung lay
- Hôi miệng kéo dài
- Khớp cắn không khít
Kiểm soát bệnh tiểu đường để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường sẽ góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả. Với những người không kiểm soát được lượng đường trong máu, nguy cơ mắc bệnh nướu răng, khô miệng, mất răng và nấm miệng tăng cao. Bên cạnh đó tình trạng viêm nhiễm cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu gây ra nhiều khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Vì thế giữ răng miệng luôn sạch sẽ cũng là cách hiệu quả để ổn định căn bệnh này.
Khám răng định kỳ
Tìm hiểu thêm: Nẹp răng thẩm mỹ đã thay đổi diện mạo như thế nào?
Vì có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng nên bệnh nhân tiểu đường nên đi khám răng định kỳ, ít nhất là 2 lần/năm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Những người bị tiểu đường rất dễ mắc các bệnh về răng miệng. Do đó cần đi khám nha khoa ít nhất 2 lần/năm. Thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh và những loại thuốc đang sử dụng, Kiểm tra thường xuyên và làm sạch răng chuyên nghiệp là một cách rất hiệu quả để giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh.
Đánh răng đúng cách
Đánh răng 2 lần/ngày không chỉ giữ cho hơi thở luôn thơm mát mà còn loại bỏ các vi khuẩn tạo nên mảng bám và có thể dẫn tới các bệnh về răng miệng. Để đánh răng đúng cách, đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với nướu răng. Sau đó nhẹ nhàng đánh răng trong khoảng 2 phút. Nếu việc đánh răng thông thường gặp nhiều khó khăn, người bệnh có thể sử dụng bàn chải điện.
Sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày
Dùng chỉ nha khoa giúp kiểm soát mảng bám, làm sạch răng ở những vị trí mà bàn chải không thể tiếp cận. Vì thế ngoài đánh răng thường xuyên, nhớ sử dụng cả chỉ nha hoa mỗi ngày.
Chăm sóc răng giả cẩn thận
Răng giả lỏng lẻo có thể dẫn đến kích thích nướu, lở loét và nhiễm trùng. Cần báo ngay cho bác sĩ nếu cảm thấy răng giả chưa phù hợp. Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc các bệnh răng miệng như nấm miệng – một căn bệnh rất khó điều trị. Và tình trạng răng giả kém duy trì sẽ tạo điều kiện cho các bệnh nêu trên phát triển. Do đó điều quan trọng là hãy chăm sóc của răng giả của bạn. Răng giả lỏng phù hợp hoặc kém duy trì có thể dẫn đến kích thích nướu, lở loét và nhiễm trùng. Điều quan trọng là phải nói chuyện với nha sĩ của bạn về bất kỳ thay đổi trong sự phù hợp của hàm giả của bạn.
Bỏ thuốc lá
>>>>>Xem thêm: Sưng lợi trong cùng hàm dưới – Cảnh báo sức khỏe răng miệng
Các sản phẩm như thuốc lá, xì gà… đều rất có hại cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt là với những người mắc bệnh tiểu đường.
Các sản phẩm như thuốc lá, xì gà… đều rất có hại cho sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường và có hút thuốc, nguy cơ này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc lá có thể gây tổn hại mô nướu và gây tụt nướu. Nó cũng có thể làm tăng tốc độ mất xương và mất mô, dãn đến răng bị mất.
Biết các dấu hiệu cảnh báo
Khám nha khoa thường xuyên là rất quan trọng bởi vì nha sĩ có thể phát hiện bệnh về lợi, ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên cũng nên nhận biết một số dấu hiệu cơ bản cảnh báo răng miệng có vấn đề để kịp thời phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Nếu nhận thấy lợi sưng đỏ, chảy máu, răng lung lay, khô miệng, đau hoặc bất cứ triệu chứng nào khác gây lo lắng, cần đi khám ngay.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.