Xơ gan độ 3 sống được bao lâu? Giải đáp từ chuyên gia

Xơ gan độ 3 là giai đoạn muộn của bệnh xơ gan, lúc này chức năng gan đã bị suy giảm trầm trọng, gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Vậy xơ gan độ 3 sống được bao lâu? Cùng xem ngay lời khuyên từ bác sĩ cho vấn đề này sau đây.

Bạn đang đọc: Xơ gan độ 3 sống được bao lâu? Giải đáp từ chuyên gia

1. Các giai đoạn của bệnh xơ gan

Xơ gan là tình trạng gan bị tổn thương trong một thời gian dài. Khi đó, các mô xơ hình thành ngày một nhiều và thay thế các mô tế bào gan, làm giảm chức năng gan. Bệnh xơ gan giai đoạn đầu thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng chỉ trở nên rõ nét khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.

Xơ gan được chia làm 4 giai đoạn tương ứng với từng mức độ của bệnh như sau:

1.1 Xơ gan giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu tiên này, gan bắt đầu bị tổn thương nhẹ. Các dấu hiệu về bệnh lý không rõ ràng, khiến người bệnh dễ nhầm sang các triệu chứng của bệnh lý khác.

Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm: mệt mỏi, sụt cân nhẹ, chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Đây cũng có thể là những triệu chứng của một số bệnh lý về dạ dày, do vậy người bệnh thường chủ quan và không có các biện pháp điều trị kịp thời.

1.2 Xơ gan giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, các triệu chứng đã bắt đầu xuất hiện rõ rệt hơn do các tế bào gan bị suy yếu, chức năng gan suy giảm nặng khiến cơ thể tích tụ độc tố trong người ngày một nhiều hơn. Triệu chứng dễ thấy nhất chính là vàng da. Cơ thể lúc này đã bắt đầu thấy mệt mỏi rõ rệt, các cơ quan khác cũng cảm thấy yếu hơn.

Giai đoạn 2 có vai trò then chốt, bởi đây là giai đoạn chuyển giao giữa xơ gan mức độ nhẹ sang nặng và bắt đầu gây biến chứng. Nếu không được phát hiện và điều trị từ giai đoạn này, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

1.3 Xơ gan giai đoạn 3

Bước vào giai đoạn 3 là lúc các triệu chứng xơ gan đã biểu hiện rất rõ ràng. Ở giai đoạn này, chức năng gan bắt đầu bị rối loạn do số lượng tế bào gan bị tổn thương đã rất lớn.

Mặc dù các tế bào gan còn lại vẫn hoạt động và đào thải độc tố, nhưng hoạt động này rất kém, không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Người bệnh sẽ bắt đầu có các dấu hiệu như phù nề, xuất hiện cổ trướng, cảm giác đau mỏi toàn thân, vàng da. Lúc này khi người bệnh đi khám bệnh đã rất nặng, việc điều trị là cực kỳ khó khăn.

Vì vậy, xơ gan độ 3 sống được bao lâu càng trở thành mối quan tâm của nhiều bệnh nhân.

1.4 Xơ gan giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng của xơ gan. Lúc này gan đã hoàn toàn mất đi chức năng. Bệnh thường chuyển biến xấu đi rất nhanh. Các biện pháp điều trị lúc này chỉ để giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng chứ không thể chữa khỏi được nữa.

Việc xác định giai đoạn của bệnh xơ gan là rất quan trọng để giúp các bác sĩ và bệnh nhân có một cái nhìn cụ thể về bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý cho quá trình điều trị hiệu quả. Người bệnh nên đến và khám ngay tại các chuyên khoa gan mật nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ để kịp thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Xơ gan độ 3 sống được bao lâu? Giải đáp từ chuyên gia

Xơ gan nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh

2. Xơ gan độ 3 sống được bao lâu?

Xơ gan giai đoạn 3 ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh do gan gần như đã mất đi khả năng hoạt động để đào thải chất độc cho cơ thể. Các biến chứng của bệnh cũng đã bắt đầu xuất hiện khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Có thể nói rằng, việc điều trị xơ gan ở giai đoạn 3 này là hoàn toàn không thể.

Mặc dù vậy, nếu được điều trị kịp thời từ sớm và tuân thủ theo phác đồ, người bệnh vẫn có thể kéo dài sự sống. Bị xơ gan độ 3 có thể sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa của bệnh nhân, điều kiện sinh sống và làm việc, tâm trạng, thái độ sống của người bệnh.

Theo các chuyên gia, người bệnh xơ gan giai đoạn 3 có thể sống thêm được từ 6 đến 10 năm. Nếu tìm được gan tương thích và được điều trị ghép gan thì có thể sống tiếp lâu dài. Thậm chí đã có trường hợp có thể phục hồi lại lá gan của mình.

Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh viêm gan siêu vi b ở đâu?

Xơ gan độ 3 sống được bao lâu? Giải đáp từ chuyên gia

Xơ gan độ 3 sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

3. Lời khuyên của bác sĩ trong việc phòng ngừa và điều trị xơ gan độ 3

3.1 Đi khám thường xuyên

Các bệnh nhân đã hoặc chưa bị xơ gan giai đoạn 3 thì cần thăm khám thường xuyên ít nhất 3 đến 6 lần trong một tháng để kiểm soát tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh phát triển. Người bệnh cũng cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị dễ dàng hơn.

Với trường hợp xơ gan giai đoạn 3, việc điều trị sẽ kéo dài và tốn rất nhiều thời gian. Do vậy, người bệnh cần xác định tâm lý từ trước, tạo cho bản thân một tinh thần thoải mái cũng như phối hợp với các bác sĩ để việc điều trị được dễ dàng hơn.

3.2 Thay đổi lối sống

Lối sống không lành mạnh, hay sử dụng nhiều đồ uống có cồn, chế độ ăn nhiều đường dễ gây béo phì và làm tăng nguy cơ xơ gan. Vì vậy, bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị và sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên thay đổi lối sống của bản thân giúp việc điều trị hiệu quả hơn

Một số thói quen sinh hoạt khoa học nên được áp dụng:

– Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu, bia, và các loại thức uống chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước tăng lực…

– Thường xuyên tập luyện thể thao, lựa chọn các môn thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân như: đi bộ, đạp xe, yoga…

– Giải tỏa căng thẳng, stress, tạo tâm trạng thoải mái.

– Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu

Xơ gan độ 3 sống được bao lâu? Giải đáp từ chuyên gia

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm gan C nguy hiểm không?

Người bệnh nên chủ động thăm khám thường xuyên tại các chuyên khoa gan mật để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

.

Như vậy, xơ gan độ 3 sống được bao lâu phần lớn phụ thuộc vào sự chủ động phòng bệnh và thái độ điều trị của bạn. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, ngay khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ là bệnh xơ gan, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì bệnh nhân vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *