Người bị bệnh xơ gan mất bù sống được bao lâu?

Xơ gan mất bù rất nguy hiểm bởi lúc này gan đã bị xơ hóa hoàn toàn, chức năng gan suy giảm và không có khả năng phục hồi. Bệnh gây nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Người bị xơ gan mất bù sống được bao lâu cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Người bị bệnh xơ gan mất bù sống được bao lâu?

1. Xơ gan mất bù là gì ?

Xơ gan mất bù là giai đoạn nguy hiểm của bệnh xơ gan. Lúc này, các tế bào gan đã bị thay thế hoàn toàn bằng các mô xơ (mô sẹo), các chức năng không thể hoạt động như bình thường. Những tế bào gan chưa bị xơ hóa nhưng không thể hoạt động đủ để bù lại phần đã bị xơ hóa.

Ở giai đoạn này, gan không thể phục hồi và tái sinh tế bào mới. Do vậy, việc điều trị lúc này cũng chỉ để làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Người bị bệnh xơ gan mất bù sống được bao lâu?

Xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

2. Biểu hiện xơ gan mất bù

Bệnh xơ gan khi ở giai đoạn đầu, các tế bào lúc này vẫn chưa bị xơ hóa hết và có thể hoạt động bù lại phần đã bị xơ hóa nên gan có vẫn có hoạt động bình thường. Các triệu chứng lúc này chưa xuất hiện rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan.

Do không được phát hiện và điều trị kịp thời nên các mô xơ sẽ phát triển nhanh chóng và tiến triển nặng lên giai đoạn mất bù. Lúc này, các triệu chứng của xơ gan mất bù sẽ xuất hiện rõ rệt và nhanh chóng.

2.1 Xuất huyết nội tạng

Xuất huyết nội tạng là một trong những triệu chứng phổ biến của xơ gan mất bù. Theo thống kê cho thấy, có đến hơn một nửa người bệnh xơ gan mất bù gặp phải triệu chứng này. Nguyên nhân là do các tĩnh mạch ở cửa gan bị giãn ra, phồng lên và vỡ gây xuất huyết.

2.2 Cổ trướng

Thực tế, cổ trướng xuất hiện thậm chí trước cả giai đoạn cuối của bệnh, tuy nhiên khó có thể phát hiện cho đến khi bệnh tiến triển nặng hơn. Hầu hết những người bị xơ gan mất bù đều gặp phải triệu chứng này, gây trướng bụng, da bụng căng và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn.

Tìm hiểu thêm: 5 biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan bạn cần biết

Người bị bệnh xơ gan mất bù sống được bao lâu?

Cổ trướng là triệu chứng phổ biến của xơ gan mất bù, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh

2.3 Phù nề

Một triệu chứng khác cũng thường được nhận diện ở người bị xơ gan mất bù đó là phù nề. Do gan bị xơ hóa hoàn toàn, chức năng đào thải độc ở gan đã bị mất đi khiến độc tố không được đào thải ra ngoài. Các phần nước và dịch sẽ bị tích tụ ngày một nhiều hơn trong cơ thể, đặc biệt là phần chi dưới, thậm chí nặng hơn là có thể ở toàn thân. Nhận biết dễ nhất là khi ấn vào sẽ để lại một vết lõm và phải mất vài phút sau mới có thể trở lại bình thường.

2.4 Vàng da

Dễ nhận biết và có thể phát hiện từ sớm đó chính là triệu chứng vàng da, mắt. Các bộ phận hay thậm chí toàn thân của người bệnh sẽ chuyển sang màu vàng nghệ. Nguyên nhân là do lượng bilirubin không được đào thải ra bên ngoài dẫn đến tích tụ nhiều ở da, niêm mạc gây vàng da và mắt, thậm chị cả ở móng tay móng chân.

2.5 Chứng não gan

Khi bệnh xơ gan mất bù càng nặng, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng não gan, hoặc gọi là bệnh não gan. Nguyên nhân là do gan mất đi khả năng lọc và đào thải độc khiến amoniac ứ đọng trong máu. Lượng amoniac đi cùng lượng máu lên não gây ra chứng não gan.

Người bệnh khi gặp chứng não gan sẽ xuất hiện những thay đổi về hành vi, mất dần đi ý thức và suy nhược cơ thể, mờ mắt, mỏi mệt…Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời thì có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

3. Nguyên nhân gây xơ gan mất bù

Như đã nói ở trên, xơ gan mất bù là do xơ gan không được phát hiện từ sớm, tiến triển lên nặng hơn và thành xơ gan mất bù. Do vậy, xác định nguyên nhân xơ gan mất bù chính là xác định nguyên nhân hình thành bệnh xơ gan. Trong đó bao gồm:

– Viêm gan do virus viêm gan siêu vi B, C. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan hiện nay.

– Sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá khiến gan quá tải, hoạt động quá nhiều để thanh lọc chất độc dẫn tới suy giảm chức năng gan, phá hủy tế bào gan và tạo mô xơ gây xơ gan.

– Xơ gan do gan nhiễm mỡ.

– Mắc các bệnh liên quan đến đường mật như: tắc mật, viêm đường mật…

– Do sử dụng các loại thuốc điều trị gây tổn thương gan, lâu dài tạo thành xơ gan.

4. Người bị xơ gan mất bù sống được bao lâu?

Hiện nay chưa có phương pháp nào để chữa khỏi hoàn toàn bệnh xơ gan. Mọi biện pháp điều trị chủ yếu để giảm đau, giảm tốc độ tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

– Xơ gan đã chuyển sang giai đoạn mất bù, thì tiên lượng sự sống lúc này sẽ rất xấu, chỉ có thể sống từ 1 – 3 năm. Tuy nhiên, có đến hơn một nửa số trường hợp chỉ sống được từ 3 cho tới 4 tháng.

– Nếu phát hiện từ giai đoạn sớm khi gan còn bù được thì các tế bào gan chưa bị xơ hóa hoàn toàn, người bệnh vẫn có cơ hội sống cao, tiên lượng sự sống và tuổi thọ có thể từ 10 – 20 năm.

Tuy nhiên, có trường hợp nguy hiểm hơn là xơ gan mất bù biến chứng thành ung thư gan và di căn, thì tuổi thọ của người bệnh sẽ suy giảm và không thể sống quá 1 năm.

Người bị bệnh xơ gan mất bù sống được bao lâu?

>>>>>Xem thêm: Men gan cao nên ăn gì và kiêng ăn gì để hạ men gan

Nếu được ghép gan và thích ứng, người bệnh có thể sống thêm từ 15 đến 20 năm

5. Phòng ngừa xơ gan mất bù bằng cách nào?

Để phòng tránh xơ gan mất bù, các bác sĩ khuyên bạn nên:

– Hạn chế tối đã sử dụng rượu bia, hút thuốc lá

– Thay đổi chế độ dinh dưỡng, hạn chế đồ dầu mỡ chiên xào, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước trong ngày.

– Tập thể dục thể thao thường xuyên, nghỉ ngơi tránh stress, căng thẳng kéo dài

– Hạn chế hàm lượng muối có trong thức ăn

– Trong trường hợp sử dụng thuốc điều trị bệnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe lá gan.

– Thường xuyên thăm khám định kỳ tại các chuyên khoa gan mật uy tín để theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh.

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi xơ gan mất bù sống được bao lâu và những triệu chứng có thể phát hiện từ sớm. Bạn nên thăm khám tại chuyên khoa gan mật ít nhất từ 3 – 6 tháng một lần nếu mắc bệnh về gan hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh gan để được chẩn đoán, phát hiện sớm cũng như phòng ngừa hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *