Chứng lẹo mắt xảy ra khá phổ biến và thường được chữa trị bằng thủ thuật trích lẹo. Chọn khám và trích lẹo mắt tại bệnh viện Thu Cúc, người bệnh hoàn toàn yên tâm với kỹ thuật chuyên môn cao của các bác sĩ, các máy móc hiện đại và sự tận tâm của bác sĩ cũng như các nhân viên bệnh viện.
Bạn đang đọc: Bệnh lẹo mắt chữa thế nào?kỹ thuật chuyên môn cao
Lẹo mắt là gì?
Lẹo là tình trạng nổi cục mụn ở mi mắt. Đây là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Có các dạng lẹo như:
Lẹo bên ngoài
Là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
Lẹo bên trong
Thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.
Đa lẹo: tức là có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.
- Chứng lẹo mắt xảy ra khá phổ biến và thường được chữa trị bằng thủ thuật trích lẹo.
Triệu chứng lẹo mắt
Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
Nguyên nhân gây lẹo mắt
Những vấn đề dễ khiến mắt bị lẹo gồm:
– Tình trạng viêm mi mắt.
– Dùng chung khăn rửa mặt, khăn lau mắt, dùng chung mỹ phẩm cho mắt.
– Dùng quá nhiều mỹ phẩm (như bút kẻ viền mắt, nhũ mắt, phấn mắt).
– Dụi, sờ tay bẩn hoặc đưa vật nào đó lên mắt, trong khi tay và các vật dụng đó vừa tiếp xúc với mắt người có bệnh.
Tìm hiểu thêm: Lẹo mắt có tự khỏi không? Hỏi đáp cùng bác sĩ
- Lẹo mắt do nhiều nguyên nhân như viêm mi mắt, dùng chung khăn rửa mặt, khăn lau mắt, dụi tay bẩn lên mắt…
Điều trị lẹo mắt
Rửa mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Chườm nóng có thể giảm triệu chứng đau đối với các tổn thương sớm. Những lẹo to hoặc dai dẳng có thể sử dụng corticoid nhưng phải được bác sĩ khám và theo dõi. Cũng có thể chích lẹo hoặc kết hợp cả hai phương pháp.Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách (rửa mắt bằng nước muối, không tự ý nặn mủ ở lẹo…). Nhưng nếu thấy lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu… hãy tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị.
Khám và trích lẹo mắt tại bệnh viện Thu Cúc có nhiều ưu điểm
- Khám và điều trị trực tiếp với bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhãn khoa.
- Trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác bệnh, quy trình khám chữa bệnh khép kín nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho người bệnh.
- Đón tiếp và hướng dẫn tận tình, chuyên nghiệp.
- Được thanh toán BHYT tối đa theo đúng quy định của nhà nước giúp tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh.
>>>>>Xem thêm: Viêm kết mạc ở trẻ em và hướng điều trị đúng
- Khám và điều trị lẹo mắt ở bệnh viện Thu Cúc mang lại hiệu quả cao
Phòng tránh lẹo mắt
Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan. Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi đi đường, đặc biệt khi làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề. Nếu bạn là người thường xuyên trang điểm, cần tẩy trang cho mắt sạch sẽ hàng ngày. Thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt.
Khi thấy mắt bị lộm cộm hay khó chịu hoặc cảm giác có tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn mí mắt, thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Nếu không xử lý ngay tình trạng viêm nhiễm ở mắt, thì sự lây nhiễm có thể lây lan sang các tuyến dầu của mí mắt và gây ra một mụn lẹo ở mí mắt.
Nên rửa tay thường xuyên và không để tay gần mắt hay dui mắt, đặc biệt sau khi chăm sóc cho người có mụn lẹo ở mí mắt hay bất kỳ loại nhiễm khuẩn nào khác.
Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH
Chị Hoàng Anh Thư (Thạch Thất – Hà Nội):”Tôi từng thực hiện trích lẹo mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Chất lượng dịch vụ của bệnh viện rất tốt. Bác sĩ giỏi chuyên môn và chu đáo với người bệnh. Thủ thuật thực hiện nhanh chóng, an toàn, chuyên nghiệp. Bệnh của tôi đã khỏi và không tái phát…”
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.