Nhiều người thắc mắc ngứa mí mắt là bệnh gì khi gặp phải tình trạng này, đặc biệt là nếu xảy ra liên tục và kéo dài. Da ở mí mắt là vùng da mỏng nhất trên cơ thể. Vì vậy phần da này rất dễ bị kích thích gây ngứa, khó chịu. Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới ngứa mí mắt. Trong đó bao gồm vấn đề về di truyền và các chứng bệnh về da, dị ứng và nhiễm trùng. Và có tới 4 bệnh lý liên quan tới hiện tượng ngứa mí mắt sau:
Bạn đang đọc: Bạn có biết ngứa mí mắt là bệnh gì không: 4 bệnh thường gặp
Để biết chính xác bệnh lý liên quan đến việc ngứa mí mắt, bạn nên tới bệnh viện để khám, từ đó có cách điều trị phù hợp. Một số nguyên nhân gây ngứa ở mí mắt chỉ là tạm thời và có thể nhanh chóng được giải quyết qua điều trị. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp nguyên nhân là mạn tính và cần điều trị liên tục để kiểm soát rối loạn tiềm ẩn đồng thời giảm thiểu các triệu chứng.
1. Viêm da tiếp xúc
1.1 Viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc là một trong những nghi vấn đầu tiên của thắc mắc ngứa mí mắt bệnh lý. Nguyên nhân gây bệnh là do da tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng (viêm da tiếp xúc dị ứng) hoặc các chất kích thích (viêm da tiếp xúc kích ứng).
Với viêm da tiếp xúc dị ứng, các chất gây dị ứng thường là phấn hoa, bào tử mốc, thuốc mỡ kháng sinh, bụi, lông động vật. Trong khi đó “thủ phạm” gây viêm da tiếp xúc kích ứng phổ biến bao gồm nước hoa, mỹ phẩm chăm sóc da và tóc, sơn móng tay và thuốc nhỏ mắt.
Ngứa mí mắt báo hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc
1.2 Triệu chứng
Các triệu chứng điển hình của viêm da tiếp xúc ở mí mắt là đỏ, ngứa, phát ban. Xuất hiện quầng đen xung quanh mắt. Do đó, tránh tiếp xúc với các chất kích hoạt gây nên viêm da tiếp xúc ở mí mắt là rất cần thiết để kiểm soát tình trạng này. Thuốc kháng histamin và thuốc chống viêm mắt có thể được chỉ định để làm giảm các triệu chứng viêm da tiếp xúc mí mắt.
2. Viêm da dị ứng
2.1 Viêm da dị ứng là gì?
Viêm da dị ứng hay bệnh chàm do di truyền là một bệnh mạn tính về da. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng da khô và ngứa. Đồng thời, bệnh nhân sẽ xuất hiện phát ban trên mặt, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và trên bàn tay, bàn chân. Viêm da dị ứng ở vùng mí mắt có thể là nguyên nhân gây ngứa ở mí mắt. Người bệnh có thể không quá đáng ngại. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không điều trị kịp thời dẫn tới bị ngứa nghiêm trọng. Tình huống xấu nhất là giác mạc bị biến dạng do dụi mắt quá nhiều.
Viêm da dị ứng có thể khiến bạn dụi mắt liên tục và ảnh hưởng giác mạc nghiêm trọng
Ngứa ở mí mắt do viêm da dị ứng thường đi kèm với nhiều tình trạng khác. Như mắt sưng, đỏ, chảy nước mắt hoặc rò rỉ mắt. Điều trị viêm da dị ứng mí mắt thường là sử dụng chất dưỡng ẩm nhẹ hoặc thuốc bôi tại chỗ. Thuốc kháng histamine có thể được khuyến cáo để kiểm soát cơn ngứa.
2.1 Đối tượng dễ mắc bệnh
Bệnh viêm da dị ứng có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Trong đó, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng phổ biến nhất. Ở trẻ sơ sinh, bệnh thường khởi phát ở tuần tuổi thứ 6 đến tuần thứ 12. Sau đó, tình trạng sẽ được cải thiện rõ rệt khi bé đủ 18 tháng tuổi. Với đối tượng trẻ lớn hơn, bệnh thường có xu hướng nổi phát ban nhiều. Đặc biệt là ở vùng sau gối hoặc trong khuỷu tay, cổ tay, … Ngoài ra, một số trường hợp bé có thể nổi phát ban ở quanh môi. Do đó, khi bé liếm môi nhiều sẽ hình thành vết nứt nhỏ gây đau rát.
3. Viêm bờ mi
3.1 Bệnh viêm bờ mi là gì?
Viêm bờ mi là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng ngứa ở mí mắt. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do viêm da tiết bã, nhiễm khuẩn tụ cầu hoặc rối loạn chức năng bất thường của tuyến dầu ở mí mắt. Ngoài hiện tượng ngứa ở mí mắt, các triệu chứng khác của viêm bờ mi bao gồm nhiều điều khác. Ví dụ như mắt khô, đỏ, rát, xuất hiện những vảy màu trắng như gàu bám ở bờ mi.
Tìm hiểu thêm: 5 nguyên nhân sụp mí mắt và cách điều trị
Viêm bờ mi là nguyên nhân khiến bạn thấy ngứa ở mí mắt
3.2 Các loại viêm bờ mi
Bệnh viêm bờ mi có 3 loại, tùy thuộc vào vị trí viêm:
– Viêm bờ mi trước: Tình trạng này xảy ra với mặt trước của mí mắt. Khi bị bệnh, vị trí này sẽ chuyển màu đỏ hoặc sẫm hơn bình thường. Đồng thời, dấu hiệu sưng sẽ xuất hiện và có gỉ trên lông mi.
– Viêm bờ mi sau: Tình trạng này xảy ra khi các tuyển Meibomian sản xuất dầu ở dưới mí bị tắc nghẽn. Hoặc có một số trường hợp dầu tiết ra đặc.
– Viêm bờ mi hỗn hợp: Tình trạng này xảy ra khi vừa bị viêm bờ mi trước lẫn bờ mi sau.
Viêm bờ mi là bệnh mạn tính, đòi hỏi sự kiên trì trong điều trị. Chườm mi và vệ sinh mi sạch sẽ thường xuyên là những cách điều trị chủ yếu. Thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi cũng có thể được sử dụng để kiểm soát căn bệnh này.
4. Bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt)
4.1 Bệnh Rosacea là gì?
Rosacea là bệnh da liễu mạn tính thường gặp. Bệnh xuất hiện do sự giãn nở bất thường của các mạch máu trên mặt. Khuôn mặt là vị trí chịu ảnh hưởng đầu tiên của chứng bệnh này tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở da đầu, cổ, lưng và ngực. Khoảng ½ người mắc bệnh Rosacea có liên quan đến mắt. Các triệu chứng bao gồm: ngứa, bỏng rát ở mắt, mắt chảy dịch.
4.2 Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh Rosacea thường xuất hiện do yếu tố di truyền hoặc môi trường gây nên. Bên cạnh đó, những loại như rượu, đồ uống nóng và một số thực phẩm cũng có ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Chúng không phải nguồn gốc của bệnh. Thế nhưng nếu không cẩn thận, tất cả sẽ trở thành nguyên nhân gây chuyển biến không tốt. Ngoài ra, ánh nắng, căng thẳng hay tập thể dục quá mức cũng cần được khắc phục.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp các bệnh lý về kết mạc có nguy cơ suy giảm thị lực
Bệnh rosacea cũng có liên quan đến hiện tượng ngứa mí mắt
Trên đây, chúng ta đã có những thông tin giải đáp cho câu hỏi: ngứa mí mắt là bệnh gì? Sẽ có nhiều người nghĩ rằng ngứa mí mắt là biểu hiện bình thường, không có gì nghiêm trọng. Nhưng thực tế nó đang ngầm báo hiệu cơ thể bạn có nguy cơ mắc 4 bệnh lý trên. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên đi khám để được đánh giá mức độ của bệnh cũng như nhận tư vấn từ bác sĩ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.