Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi được định tính là sự suy giảm thông khí mạn tính. Bệnh thường diễn tiến xấu dần theo thời gian. Các triệu chứng chính bao gồm khó thở, ho và sinh đờm.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể được chẩn đoán bằng một xét nghiệm duy nhất?
Bạn đang đọc: Những điều cần làm sáng tỏ về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường được chẩn đoán bằng một xét nghiệm đo sức chứa của phổi (từ y học là đo dung tích phổi, phế dung ký, hô hấp ký).
Đúng. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường được chẩn đoán bằng một xét nghiệm đo sức chứa của phổi (từ y học là đo dung tích phổi, phế dung ký, hô hấp ký) bằng máy gọi là máy đo sức chứa phổi mà từ y học là phế dung kế, hô hấp kế. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khiến người bệnh khó thở và khiến trái tim phải làm việc nhiều hơn. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Người trong độ tuổi từ 40 trở lên hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc.
- Tiếp xúc nhiều hoặc kéo dài với hóa chất, khói bụi trong không khí.
- Hít nhiều khói thuốc lá.
- Mắc một bệnh di truyền gọi là thiếu alpha-1 antitrypsin.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hai loại?
Đúng. Hầu hết những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều bị viêm phế quản mạn và khí phế thũng. Tuy nhiên cũng có trường hợp người bệnh chỉ mắc một trong hai bệnh nêu trên nhưng vẫn phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trong viêm phế quản mạn tính, đường dẫn khí của phổi (phế quản) bị viêm và sưng, lâu dần sẽ dẫn tới tắc nghẽn đường dẫn khí. Viêm phế quản mạn tính cũng kích thích sản xuất chất nhầy làm tăng tắc nghẽn.
Tắc nghẽn đường dẫn khí, đặc biệt là kèm với đờm, làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng phổi hơn. Trong khí phế thũng có sự giãn phế nang từ từ không hồi phục do phá hủy thành giữa các phế nang. Phá hủy thành phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi nói chung. Mất tính đàn hồi làm xẹp tiểu phế quản, tắc nghẽn đường thở ra khỏi phế nang. Khí bị ‘nhốt’ trong phế nang làm giảm độ giãn của phổi trong lần thở tiếp theo, làm giảm lượng khí hít vào. Kết quả là khí vào phổi được trao đổi ít hơn.
Tại sao người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường không được chẩn đoán sớm?
A: Các triệu chứng xuất hiện chậm.
B: Người bệnh nghĩ triệu chứng khó thở xuất phát từ các nguyên nhân khác.
C: Người bệnh cho rằng các triệu chứng gặp phải là một phần của quá trình lão hóa.
D: Tất cả các đáp án trên.
Câu trả lời đúng là D. Vì các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường tiến triển rất chậm nên nhiều người không biết mình đang có vấn đề. Những người khác lại đổ lỗi cho việc ho hoặc khó thở thường xuyên là do tuổi tác.
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra phổi tắc nghẽn mạn tính?
Tìm hiểu thêm: Điều trị hen phế quản bằng cách dùng thuốc và khắc phục tại nhà
Hầu hết các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc.
Đúng. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc. Tuy nhiên cũng có nhiều người hút thuốc nhưng không bao giờ mắc bệnh. Và bởi vì có nhiều nguyên nhân khác, nên một số trường hợp không hút thuốc lá nhưng vẫn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là?
A: Đau đầu
B: Xoang bị tắc
C: Có nhiều chất nhầy hơn ở phổi
D: Tất cả các đáp án trên.
Câu trả lời đúng là C. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi tắc nghẽn mạn tính là khác nhau trong từng trường hợp cụ thể nhưng phổ biến nhất là:
- Ho liên tục và dai dẳng
- Khó thở
- Ho ra nhiều đờm
Có trường hợp vừa mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn?
Đúng. Nhiều người vừa có thể bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vừa bị hen suyễn. Tuy nhiên hen suyễn thường xuất hiện sớm, khi tuổi còn nhỏ. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường liên quan đến tuổi già và hút thuốc.
Cả hai bệnh đều có những triệu chứng tương tự. Tuy nhiên các triệu chứng của hen suyễn thường được kích hoạt bởi các yếu tố kích thích nào đó, như bụi khói, phấn hoa, lông vật nuôi hay tập thể dục. Hen suyễn có thể được điều trị hiệu quả. Trong khi đó ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các thương tổn ở phổi trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Khi đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, không có biện phá nào để cảm thấy dễ chịu hơn?
Sai. Không có cách nào điều trị dứt điểm bệnh này, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể làm giảm bớt các triệu chứng để cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hoạt động của phổi và phác đồ điều trị cũng như phản ứng của cơ thể với các phương pháp điều trị.
Người bệnh có thể cảm thấy dễ chịu hơn và làm chậm tiến triển của bệnh.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần lưu ý khi ăn uống?
>>>>>Xem thêm: Điểm danh các bệnh phụ khoa có huyết trắng màu nâu
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý bằng chế độ ăn uống lành mạnh.
Đúng. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ phải tiêu tốn nhiều calo gấp hơn 10 lần để thở so với người bình thường. Với những người bị thừa cân, tim và phổi sẽ phải làm việc nhiều hơn nữa. Nếu bị thiếu cân, người bệnh có khả năng cao phát triển các biến chứng từ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vầy điều quan trọng là giữ cho cân nặng cơ thể ở mức hợp lý bằng một chế độ ăn uống lành mạnh.
Bỏ hút thuốc là cách hiệu quả nhất để chống lại bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Đúng. Bỏ thuốc lá sẽ làm chậm tiến triển của bệnh đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được điều trị như thế nào?
A: Phục hồi chức năng phổi
B: Thuốc
C: Điều trị oxy
D:Tất cả các đáp án trên
Câu trả lời đúng là D. Phục hồi chức năng phổi bao gồm việc tập thể dục, chế độ dinh dưỡng và đôi khi còn có chăm sóc sức khỏe tâm thần như tư vấn tâm lý. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc xịt giúp thư giãn đường hô hấp và giúp người bệnh dễ thở hơn. Trong trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính quá nặng, người bệnh có thể cần thêm oxy.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.