Khái quát về viêm phế quản là lành tính không phải ung thư

Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh bao gồm 2 loại là viêm phế quản cấp tính và mạn tính. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua một số thông tin cơ bản trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Khái quát về viêm phế quản là lành tính không phải ung thư

Viêm phế quản là gì?

Khái quát về viêm phế quản là lành tính không phải ung thư

Viêm phế quản là một bệnh lý của đường hô hấp trong đó lớp niêm mạc của phế quản trong phổi bị viêm.

Viêm phế quản là một bệnh lý của đường hô hấp trong đó lớp niêm mạc của phế quản trong phổi bị viêm. Niêm mạc phế quản khi bị kích thích sẽ phồng và dầy lên, làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho có thể kèm theo đờm đặc.

Bệnh có hai dạng: cấp tính (kéo dài từ 1 – 3 tuần) và mạn tính (kéo dài ít nhất 3 tháng trong 2 năm liên tiếp).

Viêm phế quản cấp tính thường có các triệu chứng như ho có đờm và thỉnh thoảng kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng này có nguyên nhân ban đầu là do virus, đôi khi là do vi khuẩn. Với những người có sức khỏe tốt, niêm mạc đường hô hấp sẽ trở lại bình thường sau khi hồi phục từ nhiễm trùng đường hô hấp trên trong vài ngày.

Viêm phế quản mạn tính là một rối loạn kéo dài nghiêm trọng, thường đòi hỏi phải điều trị thường xuyên.

Những người hút thuốc và bị viêm phế quản cấp tính có cơ hội hồi phục khó hơn nhiều so với người bình thường. Mỗi điếu thuốc lá sẽ phá hủy hệ thống lông mao trong phổi. Chức năng của các lông mao này là đẩy những chất kích thích, bụi và những chất đờm nhầy trong đường hô hấp ra bên ngoài. Nếu tiếp tục hút thuốc, lông mao lại tiếp tục bị tổn thương, dẫn tới hoạt động không đúng cách, do đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm phế quản mạn tính.

Tìm hiểu thêm: Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ khi thời tiết

Khái quát về viêm phế quản là lành tính không phải ung thư

Viêm phế quản cấp tính thường có các triệu chứng như ho có đờm và thỉnh thoảng kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Ở một số người nghiện thuốc lá, lớp niêm mạc đường hô hấp bị viêm và lớp lông mao cuối cùng sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn. Phổi bị tắc nghẽn bởi lớp chất nhầy sẽ dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn,  theo thời gian sẽ gây biến dạng và tổn thương vĩnh viễn đường hô hấp trong phổi. Hiện tượng tổn thương vĩnh viễn này còn được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Cả hai dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều gây khó thở cho người bệnh.

Viêm phế quản cấp tính khá phổ biến và thường có thể phục hồi mà không cần phải tiến hành chăm sóc y tế đặc biệt. Tuy nhiên người bệnh cần tới bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức nếu các triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài, bị sốt cao hoặc ho ra máu.

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp nếu cảm thấy khó thở hoặc đau ngực. Người bị viêm phế quản mạn tính có nguy cơ phát triển bệnh tim cũng như nhiều bệnh lý nặng nề về hô hấp và nhiễm trùng. Do đó bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phế quản?

Khái quát về viêm phế quản là lành tính không phải ung thư

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí mụn rộp sinh dục

Viêm phế quản cấp tính thường là do viêm nhiễm ở phổi, 90% bắt nguồn từ virus và 10% từ vi khuẩn.

Viêm phế quản cấp tính thường là do viêm nhiễm ở phổi, 90% bắt nguồn từ virus và 10% từ vi khuẩn.

Viêm phế quản cấp tính lặp đi lặp lại theo thời gian làm suy yếu và gây kích thích ở phế quản, sau đó sẽ dẫn tới viêm phế quản mạn tính.

Ô nhiễm công nghiệp là một thủ phạm khác dẫn tới bệnh viêm phế quản. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính cao hơn ở những người khai thác than, tiếp xúc với ngũ cốc, làm khuôn đúc kim loại và tiếp xúc liên tục với bụi và khói. Tuy nhiên nguyên nhân chính là hút lá nhiều và kéo dài, gây kích thích các ống phế quản, khiến chúng tiết ra quá nhiều chất nhầy. Các triệu chứng của viêm phế quản mạn tính sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu trong không khí có nồng độ cao của lưu huỳnh dioxide (SO2) và các chất ô nhiễm khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *