Rối loạn ngưng thở khi ngủ: nguy hiểm nhưng ít người biết

Rối loạn ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý thường gặp, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tuy nhiên lại khó phát hiện vì dấu hiệu ngừng thở chỉ xảy ra khi ngủ. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua một số thông tin trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Rối loạn ngưng thở khi ngủ: nguy hiểm nhưng ít người biết

Rối loạn ngưng thở khi ngủ là gì?

Rối loạn ngưng thở khi ngủ: nguy hiểm nhưng ít người biết

Rối loạn ngưng thở khi ngủ là những rối loạn liên quan đến hệ hô hấp khi ngủ, bao gồm ngưng thở tắc nghẽn, ngưng thở trung ương và những dạng ngưng thở khác.

Rối loạn ngưng thở khi ngủ là những rối loạn liên quan đến hệ hô hấp khi ngủ, bao gồm ngưng thở tắc nghẽn (Obstructive Sleep Apnea – OSA), ngưng thở trung ương (Central Sleep Apnea – CSA) và những dạng ngưng thở khác. Ngưng thở là khi không có luồng hơi thở trong ít nhất 10 giây. Ngưng thở tác nghẽn là dạng phổ biến nhất.

Rối loạn ngưng thở khi ngủ không nguy hiểm

Tất cả những gián đoạn giấc ngủ đều ảnh hưởng xấu đến cơ thể và tinh thần. Chứng ngưng thở khi ngủ, nếu không điều trị, có thể gây ra những chấn thương liên quan đến công việc, tai nạn xe hơi, đau tim, và đột quỵ.

Chỉ có người già mới bị rối loạn ngưng thở khi ngủ?

Đây là thông tin không chính xác, mặc dù thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên, rối loạn ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi. Người bị thừa cân, nam giới, người Mỹ gốc Phi hay Latino là những đối tượng có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ. Rối loạn này cũng có xu hướng mang tính gia đình.

Uống rượu sẽ giúp ngủ ngon hơn

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu cách điều trị COPD hiệu quả

Rối loạn ngưng thở khi ngủ: nguy hiểm nhưng ít người biết

Rượu làm giãn các cơ ở mặt sau cổ họng, khiến đường thở dễ bị chặn ở những người bị ngưng thở khi ngủ.

Một ly rượu có thể khiến cho chúng ta có cảm giác buồn ngủ nhưng chất lượng giấc ngủ sẽ không đảm bảo được nhu cầu của cơ thể. Rượu làm giãn các cơ ở mặt sau cổ họng, khiến đường thở dễ bị chặn ở những người bị ngưng thở khi ngủ. Thuốc ngủ cũng có tác dụng tương tự.

Rối loạn ngưng thở khi ngủ ít xảy ra ở trẻ em

Một dạng của rối loạn ngưng thở khi ngủ – chứng ngưng thở tắc nghẽn khá phổ biến ở trẻ em. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ và biến mất dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên nó cũng có thể là khởi nguồn của một loạt những rắc rối về hành vi hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng do ảnh hưởng của rối loạn ngưng thở khi ngủ.

Giảm cân có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn ngưng thở khi ngủ

Người bệnh có thể cải thiện được một số triệu chứng khi thực hiện một số thay đổi về lối sống. Nếu đang thừa cân, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bắt đầu một chương trình giảm cân. Các triệu chứng sẽ được giảm bớt đáng kể khi trọng lượng cơ thể giảm đi một phần nhỏ. Những người hút thuốc cũng nên cố gắng bỏ.

Nằm nghiêng sẽ tốt hơn

Nếu nằm ngửa, lực hấp dẫn có thể kéo các mô trong cỏ họng xuống, nhiều khả năng có thể chặn đường thở. Ngủ với tư thế nằm nghiêng sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng này.

Thiết bị đeo ở răng có thể điều trị rối loạn ngưng thở khi ngủ

Nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh răng có thể đo kích thước miệng và tạo ra một thiết bị gắn trong miệng. Thiết bị này giúp đưa hàm về phía trước và mở rộng đường thở.

CPAP là phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Rối loạn ngưng thở khi ngủ: nguy hiểm nhưng ít người biết

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu hen phế quản và cách xử trí phù hợp

Thở áp dương liên tục bằng trong lúc ngủ bằng máy thở CPAP là phương pháp phổ biến nhất điều trị rối loạn ngưng thở khi ngủ ở người lớn mức độ từ trung bình đến nặng.

CPAP (Continuous Positive Airway Pressure – Máy áp lực dương liên tục), đây là một dạng máy giúp thở không xâm lấn, nghĩa là người dùng không phải đặt ống thở – nội khí quản khi sử dụng. Máy sẽ cung cấp một áp lực dương liên tục, tạo một nẹp khí giúp đường thở không bị xẹp và hỗ trợ lực thở (trợ lực) cho bệnh nhân. Đây là phương pháp phổ biến nhất điều trị rối loạn ngưng thở khi ngủ ở người lớn mức độ từ trung bình đến nặng.

Có thể  phẫu thuật nếu các phương pháp nêu trên không hiệu quả

Đối với một số trường hợp, phẫu thuật có thể chữa chứng ngưng thở tắc nghẽn. Ví dụ là trẻ em có amidan lớn chặn đường thở. Các bác sĩ có thể loại bỏ amidan để giải quyết vấn đề. Một số người lớn có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh bằng cách phẫu thuật để thu nhỏ hoặc làm cứng các mô mềm. Tuy nhiên đây không phải là lựa chọn điều tri mà ai cũng có thể áp dụng được. Căn cứ vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ gợi ý phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *