Bệnh tắc tuyến lệ xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt của mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Vậy tắc tuyến lệ có nguy hiểm không, nguyên nhân và biểu hiện của bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể những vấn đề này.
Bạn đang đọc: Tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?
1. Tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?
Tắc tuyến lệ khiến người bệnh bị chảy nước mắt sống, dễ có nguy cơ bị kích ứng, nhiễm trùng mắt mạn tính. Bệnh cũng có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc kéo dài, làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn, virus và nấm ảnh hưởng đến thị lực và khả năng quan sát của mắt. Nếu không được điều trị có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đối với trẻ em sơ sinh bị tắc tuyến lệ thường không cần thiết phải điều trị. Có đến 90% tuyến lệ bị tắc có thể được “tự khai thông” trở lại khi trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ khi chăm sóc trẻ cần nhớ vệ sinh mắt bé thật cẩn thận để tránh bị viêm nhiễm. Nếu thấy mắt bé xuất hiện những dấu hiệu như đỏ, sưng hay vàng thì chứng tỏ mắt bé đang bị nhiễm trùng.
2. Tắc tuyến lệ nguyên nhân do đâu?
Thông thường thì triệu chứng tắc tuyến lệ xảy ra phổ biến ở những người lớn tuổi hơn là trẻ em. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là trẻ em sẽ không bị mắc chứng bệnh này. Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ là do:
– Do quá trình tuổi tác, gây nên những tác động xấu cho mắt và mý mắt khi về già.
– Do bị sưng tấy ở các tuyến lệ và khiến cho nước mắt chảy xuống mũi.
– Bị tổn thương ở mũi.
– Hiếm khi là do bị ảnh hưởng của việc điều trị thuốc.
– Do khối u.
-
Tắc tuyến lệ do nhiều nguyên nhân gây ra.
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là khuyết tật thường gặp nhất của hệ tuyến lệ, xảy ra với 6% số trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do các tế bào biểu mô không tạo ra được những ống dẫn để hình thành ống mũi-lệ (ống lệ tỵ) khi đi xuống mũi. Ngoài ra, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh còn do tuyến lệ ở trẻ bị viêm nhiễm, làm cho nước mắt không lưu thông từ mắt xuống mũi của trẻ.
3. Triệu chứng cảnh báo tắc tuyến lệ
Các triệu chứng phổ biến của bệnh tắc tuyến lệ là:
– Chảy nước mắt quá nhiều;
– Đỏ ở tròng trắng của mắt;
– Sưng đau ở gần góc trong của mắt;
– Mí mắt đóng váng;
– Chảy mủ;
– Mờ mắt.
Khi bạn bị bệnh tắc tuyến lệ, những vi khuẩn mắc kẹt trong túi lệ mũi có thể gây ra nhiễm trùng. Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm:
– Viêm (sưng), đau và đỏ các góc bên trong của mắt hoặc xung quanh mắt và mũi;
– Mắt chảy mủ;
– Lông mi đóng váng;
– Mờ mắt;
– Nước mắt nhuốm máu;
– Sốt.
4. Điều trị tắc tuyến lệ bằng cách nào?
Khi bị tắc tuyến lệ người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với mức độ tắc và tình trạng tiến triển của người bệnh. Theo đó, việc điều trị thông tắc tuyến lệ điều trị bằng cách sau:
– Làm giãn điểm lệ – Thủ thuật y khoa này rất đơn giản, có thể thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế hiện nay.
– Rửa mắt bằng tia nước: Cách chữa trị này cũng đơn giản, có thể kết hợp làm cùng với thời điểm làm giãn điểm lệ.
– Sử dụng thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây tắc tuyến lệ là do viêm nhiễm.
– Phẫu thuật: Việc phẫu thuật phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ và tình trạng ,nguyên nhân của bệnh.
Tìm hiểu thêm: Đau mắt hột: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
>>>>>Xem thêm: Ung thư mí mắt là gì? Triệu chứng ung thư mí mắt
Người bệnh tắc tuyến lệ cần được thăm khám và chẩn đoán điều trị hiệu quả
Như vậy qua các thông tin trong bài viết có thể thấy tắc tuyến lệ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó cần thăm khám và can thiệp y tế ngay nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc phải tình trạng này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.