Đau mắt đỏ là một bệnh lý nhãn khoa phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh lý nhãn khoa này có thể lây và rất nhiều người cho rằng chỉ cần nhìn người đau mắt đỏ, người không đau mắt đỏ cũng có thể lây bệnh. Vậy, thực tế thì nhìn nhau có lây bệnh đau mắt đỏ không? Đọc ngay lời giải đáp cho thắc mắc này trong bài viết sau của Thu Cúc TCI, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp: Nhìn nhau có lây bệnh đau mắt đỏ không?
1. Đau mắt đỏ: Khái niệm, nguyên nhân, nhận biết, biến chứng
1.1. Khái niệm
Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc; viêm kết mạc là bệnh lý nhãn khoa mà khi mắc, kết mạc bệnh nhân bị nhiễm trùng. Mỗi chúng ta đều có 2 loại kết mạc: Kết mạc nhãn cầu và kết mạc mi. Trong đó, kết mạc nhãn cầu là lớp màng trong suốt bao phủ bề mặt lòng trắng mắt và kết mạc mi là lớp niêm mạc bên trong mi trên, mi dưới mắt.
1.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ; cụ thể, những nguyên nhân đó là: Virus, vi khuẩn, các tác nhân dị ứng.
– Virus: Virus được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất trong 3 nguyên nhân. Trong đó, Adenovirus lại là virus phổ biến nhất trong các virus có thể gây bệnh lý này (80% các trường hợp đau mắt đỏ virus là do Adenovirus). Sau Adenovirus, Herpes simplex type I, nhóm Picornavirus (Enterovirus, Coxakievirus…),… cũng là những virus có thể gây đau mắt đỏ phổ biến.
Virus phổ biến nhất trong các virus có thể gây đau mắt đỏ là Adenovirus
– Vi khuẩn: Như vi khuẩn Haemophilus influenzae (HIB), tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus, phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae,…
– Các tác nhân dị ứng: Bao gồm bụi, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, thuốc,….
1.3. Nhận biết
Việc nhận biết đau mắt đỏ có thể được thực hiện thông qua quan sát và đối chiếu tổ hợp các dấu hiệu sau: Cộm, ngứa, nóng mắt; bị đỏ, bị sưng lòng trắng hoặc mi mắt hoặc cả lòng trắng cả mi mắt; tăng sinh nước mắt hoặc dử mắt hoặc cả nước mắt và dử mắt (dử mắt có màu trắng, vàng hoặc xanh);…. Ngoài ra, tùy thuộc nguyên nhân khởi phát, đau mắt đỏ còn có thể khiến bệnh nhân: Có giả mạc che phủ mặt trong mí mắt, sốt, ho, hắt hơi, nổi hạch,…
1.4. Biến chứng
Về cơ bản, đau mắt đỏ là lành tính. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” thích đáng, vẫn tồn tại một số trường hợp, đau mắt đỏ tiến triển đến viêm giác mạc, làm bệnh nhân suy giảm một hoặc toàn phần thị lực không hồi phục. Trong trường hợp không biến chứng, mệt mỏi vì đau mắt đỏ, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng ảnh hưởng tiêu cực.
2. Giải đáp thắc mắc: Nhìn nhau có lây bệnh đau mắt đỏ không?
Như đã chia sẻ phía trên, đau mắt đỏ có thể lây trong hầu hết các trường hợp. Nhiều người cho rằng chỉ cần nhìn nhau, đau mắt đỏ cũng phát tán. Nhận định này đúng hay sai? Có thể khẳng định chắc chắn, đó là một nhận định vô căn cứ.
Trên thực tế, nếu phát sinh do:
– Các tác nhân dị ứng: Đau mắt đỏ không thể lây. Bởi đau mắt đỏ do các tác nhân dị ứng là một dạng đau mắt đỏ đặc biệt, chỉ xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng.
– Virus/vi khuẩn: Đau mắt đỏ chỉ lây trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một số phương thức cụ thể như: Người không đau mắt đỏ tiếp xúc với nước mắt, dử mắt,… của người đau mắt đỏ (đường lây trực tiếp); người không đau mắt đỏ sử dụng đồ đạc sinh hoạt, như dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ ăn uống,… của người đau mắt đỏ (đường lây gián tiếp);…
Tìm hiểu thêm: 6 Thuốc nhỏ đau mắt đỏ hiệu quả và an toàn
Sử dụng khăn mặt của bệnh nhân đau mắt đỏ, bạn có thể lây bệnh
3. Đau mắt đỏ: Điều trị, dự phòng
3.1. Điều trị
Đau mắt đỏ sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày mà không cần can thiệp y tế. Chính vì vậy, để đau mắt đỏ thuận lợi biến mất cũng như để cải thiện chất lượng cuộc sống, bệnh nhân chỉ cần tập trung kiểm soát triệu chứng bệnh. Một số hoạt động kiểm soát triệu chứng bệnh cốt lõi bệnh nhân cần áp dụng là: Chườm lạnh và vệ sinh dử mắt một ngày 2 lần bằng khăn giấy ẩm hoặc bông ẩm. Trong quá trình cơ thể tự chữa lành, bệnh nhân đau mắt đỏ không nên: Tự ý dùng thuốc điều trị, nhất là các thuốc chứa Corticoid, khi chưa có chỉ định của chuyên gia; sử dụng các phương pháp dân gian để điều trị đau mắt đỏ; hoạt động mắt nhiều; ăn thực phẩm cay nóng;…
Trường hợp có các vấn đề sau, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa Mắt uy tín gần nhất để được chuyên gia thăm khám và chỉ định thuốc điều trị đau mắt đỏ nhỏ/bôi/uống phù hợp.
– Mong muốn nhanh chóng kết thúc chuỗi ngày sưng mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, chảy dử mắt triền miên.
– Sau 10 ngày, biểu hiện đau mắt đỏ không thuyên giảm hoặc tồi tệ hơn (gia tăng tình trạng mắt sưng, đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, đau; thị lực sa sút;…).
– Mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV), ung thư hoặc các bệnh lý nhãn khoa khác.
– Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.
3.2. Dự phòng
Để dự phòng đau mắt đỏ, bạn cần:
– Không sử dụng đồ đạc sinh hoạt, như dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ ăn uống,… của bệnh nhân đau mắt đỏ.
– Dùng các sản phẩm khử khuẩn để vệ sinh sạch sẽ không gian sinh hoạt của bệnh nhân đau mắt đỏ và gia đình.
– Dùng các sản phẩm khử khuẩn để tắm và rửa tay sau khi tiếp xúc, dọn dẹp đồ đạc và không gian sinh hoạt của bệnh nhân. Sau khi đến nơi công cộng, như: Trường học, bệnh viện, nơi có bệnh nhân đau mắt đỏ,… cũng cần tắm và rửa tay bằng các sản phẩm khử khuẩn.
– Hạn chế sử dụng các vùng nước công cộng, như: Sông, suối, ao, hồ, bể bơi,…
– Không dụi mắt.
– Đeo kính khi ra đường.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc khi cắt kính loạn: Loạn 2 độ có nặng không?
Để dự phòng đau mắt đỏ, hạn chế bơi ở các vùng nước công cộng
Như vậy, trong bài viết, Thu Cúc TCI đã giải đáp thắc mắc nhìn nhau có lây đau mắt đỏ không. Nếu còn băn khoăn, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết miễn phí, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.