Nguyên nhân và điều trị tăng huyết áp kháng trị

Tăng huyết áp kháng trị là một trong những loại tăng huyết áp nguy hiểm. Người bệnh thường có bề dày bệnh sử tăng huyết áp nặng và có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, tàn tật và tử vong cao hơn những bệnh nhân kiểm soát được huyết áp. Cùng tìm hiểu về dạng tăng huyết áp này qua bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và điều trị tăng huyết áp kháng trị

1. Tăng huyết áp kháng trị là gì?

Tăng huyết áp kháng trị được định nghĩa là tình trạng huyết áp tăng không kiểm soát được mặc dù bệnh nhân đã sử dụng ≥ 3 nhóm thuốc hạ huyết áp ở liều tối đa hoặc liều tối đa dung nạp được. Các loại thuốc được dùng thường bao gồm: thuốc ức chế kênh canxi tác dụng dài, ức chế hệ RAA (ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể), thuốc lợi tiểu.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp loại này là khoảng 10-12 % các trường hợp được điều trị tăng huyết áp.

Một số trường hợp tăng huyết áp giả kháng trị gồm tăng huyết áp áo choàng trắng, đo huyết áp không đúng, kết hợp thuốc không hợp lý hoặc liều không tối ưu, bệnh nhân không tuân thủ điều trị.

Các yếu tố này khiến cho người bệnh không đạt được huyết áp mục tiêu: 

huyết áp bình thường

bệnh động mạch vành ổn định, phì đại thất trái.

Huyết áp tâm thu từ 140 – 150 mmHg nếu bệnh nhân là người cao tuổi có huyết áp tâm trương thấp

Các đối tượng thường bị tăng huyết áp dạng này gồm: người cao tuổi, nữ giới, tiền sử huyết áp cao, béo phì, lười vận động, mắc bệnh thận mạn tính.

Nguyên nhân và điều trị tăng huyết áp kháng trị

Tăng huyết áp dạng kháng trị được là tình trạng huyết áp tăng không kiểm soát được mặc dù bệnh nhân đã sử dụng ≥ 3 nhóm thuốc hạ huyết áp ở liều tối đa.

2. Các nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao không kiểm soát 

Huyết áp tăng cao không kiểm soát có thể do một số nguyên nhân sau:

– Thói quen ăn mặn gây tích nước

– Các vấn đề ở thận: bệnh suy thận mạn, bệnh nhu mô thận, hẹp động mạch thận

– Bệnh cường Aldosterone nguyên phát

– Chứng ngừng thở khi ngủ

– Thuốc: dùng lợi tiểu không hợp lý, 1 số thuốc gây giữ nước, NSAIDs, Corticoid, Cocain, Amphetamine, thuốc tránh thai, thuốc giảm cân, Cyclosporine, Erythropoietin, thuốc chống trầm cảm, cam thảo, ma hoàng…

– U tủy thượng thận

– Hội chứng Cushing

– Cường giáp

– Hẹp eo động mạch chủ

– U nội sọ

3. Triệu chứng của bệnh 

Tùy vào nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bệnh nhân có thể có các triệu chứng kèm theo như:

– Tiểu đêm

– Phù 

– Mệt, hạ K+ máu

– Hồi hộp, đau đầu, vã mồ hôi

– Béo phì, rạn ở bụng, yếu cơ, ứ dịch

– Giấc ngủ gián đoạn

– Ngủ ngáy

– Đau đầu, chóng mặt

– Nôn, buồn nôn

– Đau tức ngực, khó thở…

Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn phù hợp cho người bị xơ vữa động mạch tim

Nguyên nhân và điều trị tăng huyết áp kháng trị

Thường xuyên đau đầu, chóng mặt có thể là biểu hiện kháng trị tăng huyết áp.

4. Chẩn đoán và điều trị kháng trị huyết áp

4.1 Cách xác định tăng huyết áp kháng trị 

2 bước xác định tình trạng tăng huyết áp dạng này và loại trừ tăng huyết áp giả kháng trị gồm:

– Đo huyết áp tại phòng khám đúng quy chuẩn, có thể kết hợp Holter huyết áp và tự đo huyết áp tại nhà

– Kiểm tra đơn thuốc hoặc tiền sử dùng các loại thuốc hạ áp của bệnh nhân

4.2 Chẩn đoán nguyên nhân gây tăng huyết áp kháng trị

Để tìm nguyên nhân của tăng huyết áp, các bác sĩ sẽ tiến hành:

– Hỏi bệnh: Khai thác các thói quen ăn mặn, tiền sử mắc các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh thận, đột quỵ,… Đồng thời khai thác các triệu chứng ngừng thở khi ngủ, tình trạng khó thở (suy tim), đau ngực (bệnh mạch vành, bệnh động mạch chủ)…

– Khám lâm sàng: Kiểm tra tình trạng phù, biểu hiện Cushing, tình trạng thần kinh, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh động mạch chủ bụng, hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ (kết hợp với đo huyết áp tay và chân)…

– Khám cận lâm sàng: Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiên các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng như:

+ Xét nghiệm máu: Các bất thường trong máu có thể phản ánh phần nào nguyên nhân gây tăng huyết áp như: Creatinine tăng trong suy thận, Kali hạ trong cường Aldosterone nguyên phát, Glucose và HbA1C tăng trong đái tháo đường, Renine tăng gợi ý hẹp động mạch thận, điện tâm đồ và siêu âm tim đánh giá dày thất trái, hẹp eo động mạch chủ…

+ Chụp cộng hưởng từ hoặc CT có tiêm thuốc cản quang: Giúp đánh giá động mạch thận và tuyến thượng thận.

+ Đo đa ký giấc ngủ để đánh giá tình trạng ngừng thở khi ngủ

+ CT sọ não: Phát hiện nhồi máu não, xuất huyết não, u nội sọ.

Nguyên nhân và điều trị tăng huyết áp kháng trị

>>>>>Xem thêm: Mối liên hệ giữa bệnh động mạch cảnh và đột quỵ

Bệnh nhân kháng trị tăng huyết áp cần theo dõi huyết áp thường xuyên và có biện pháp kiểm soát phù hợp tại cơ sở uy tín, với chuyên gia Tim mạch.

5. Điều trị tăng huyết áp thể kháng trị

Để điều trị tăng huyết áp dạng kháng trị, cần loại bỏ các nguyên nhân gây tăng huyết áp bằng các phương pháp:

5.1 Biện pháp không dùng thuốc

Những thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể góp phần cải thiện huyết áp:

– Giảm muối trong khẩu phần ăn, nhất là khi có quá tải muối. Lượng muối được khuyến cáo

– Giảm cân nhờ chế độ ăn và tập luyện hợp lý.

– Tập thể dục thường xuyên, đều đặn ít nhất 30 phút/ ngày.

– Hạn chế rượu bia, không vượt quá 1 đơn vị cồn/ ngày, xấp xỉ 300ml bia hoặc 100ml rượu vang đỏ.

– Thay đổi tư thế nằm: nằm nghiêng khi ngủ nếu bị ngừng thở khi ngủ nhẹ hoặc dùng thiết bị hỗ trợ khi ngừng thở khi ngủ nặng.

5.2 Biện pháp dùng thuốc

Thuốc được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp dạng này cần có sự kết hợp loại và liều hợp lý, tối ưu cho từng bệnh nhân.

– Có thể thảo luận với bác sĩ về việc ngừng hoặc giảm liều các loại thuốc có tác dụng làm tăng huyết áp.

– Sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazide có tác dụng kéo dài với liều phù hợp.

– Trong trường hợp suy thận thì không nên dùng Thiazid mà thay bằng lợi tiểu quai. Lúc này cần theo dõi Natri và Kali máu để điều chỉnh. 

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh tăng huyết áp kháng trị, cách nhận diện và điều trị kịp thời. Hãy thường xuyên theo dõi huyết áp và đi khám ngay nếu có các triệu chứng bất thường để được khám và điều trị sớm nhé. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *