Viêm gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Viêm gan nên ăn gì và không nên ăn gì là mối quan tâm của rất nhiều người không may mắc phải căn bệnh này. Lựa chọn các loại thực phẩm hữu ích bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp cải thiện chức năng gan, giúp cơ thể khỏe mạnh và hồi phục nhanh hơn.

Bạn đang đọc: Viêm gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Theo kết quả thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ người mắc các bệnh về gan ở Việt Nam tương đối cao, chiếm 10 – 20% dân số. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do việc ăn uống thiếu khoa học, sử dụng nhiều thực phẩm độc hại làm suy giảm chức năng gan, gây tình trạng viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

1. Viêm gan nên ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm gan cần ăn các loại thực phẩm chứa chất xơ, vitamin… uống nhiều nước lọc và trái cây để làm mát gan, tăng cường khả năng thải độc gan.

1.1 Viêm gan nên ăn gì – Trái cây tươi

Các loại trái cây tươi rất giàu vitamin A, vitamin C… rất tốt cho cơ thể người bị bệnh viêm gan. Ăn nhiều trái cây tươi giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, tăng khả năng giải độc gan.

Bạn nên bổ sung các loại trái cây tươi hàng ngày, dùng sau bữa ăn để mang đến lợi ích tốt nhất. Các loại trái cây cần ăn nhiều như cam, quýt, đu đủ, việt quất, dâu tây,…

Viêm gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Viêm gan nên ăn gì – Bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi

1.2 Các loại củ, hạt, rau có màu xanh sẫm

Với hàm lượng chất xơ cực lớn cùng hàng loạt vitamin cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều rau củ quả giúp giảm tình trạng viêm gan. Đặc biệt những loại rau có màu xanh sẫm chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan, hỗ trợ đào thải chất độc, ngăn ngừa ung thư.

1.3 Viêm gan nên ăn gì – Các sản phẩm từ sữa

Theo chia sẻ từ bác sĩ, người bị bệnh viêm gan thường thiếu hàm lượng vitamin D trong cơ thể. Do đó cần uống nhiều sữa để bổ sung và cân bằng lượng vitamin D, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Mỗi ngày, nên uống từ 200 – 500ml sữa tươi hoặc sử dụng thêm các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, pho mát… Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm các loại ngũ cốc, dầu gan cá, sò… để tăng cường vitamin D.

1.4 Uống nhiều nước lọc

Nước chiếm hơn 70% cơ thể, hỗ trợ quá trình thải độc cho gan. Cung cấp khoảng 2 – 2.5L nước/ngày sẽ giúp cơ thể đủ nước và tốt cho việc thải độc qua đường tiết niệu.

Ngoài bổ sung nước lọc, bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây và rau củ quả. Chúng làm mát gan, hạ men gan, tiêu độc, ức chế sự phát triển của virus gây bệnh. Một số loại nước ép tốt đó là rau má, râu bắp, atiso, cây chó đẻ, trà cà gai leo,…

Viêm gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Uống nhiều nước lọc giúp gan thải độc tốt hơn

2. Viêm gan không nên ăn gì?

Một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm gan là do ăn uống không đúng cách và thiếu khoa học. Vì vậy, ngoài danh sách thực phẩm viêm gan nên ăn, bạn cũng cần tránh xa những thực phẩm gây hại dưới đây:

2.1 Thực phẩm có tính nóng, quá bổ dưỡng

Các loại thực phẩm bổ dưỡng như nhân sâm, ba ba, thịt dê, thịt bò, thịt chó… cần hạn chế ăn trong quá trình chữa bệnh. Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt với cơ thể nhưng do tình trạng viêm gan nên không thể chuyển hóa và thải độc hết ra ngoài. Vì vậy ăn nhiều đồ bổ gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và nóng gan.

2.2 Thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ

Chất xơ rất tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa nhưng nếu ăn thực phẩm quá nhiều chất xơ sẽ gây khó tiêu, giãn nở đường ruột và gây xơ gan tĩnh mạch. Do đó không nên ăn một số loại thực phẩm có chất xơ nhiều như rau muống, măng, lá hẹ, hành lá,…

2.3 Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ làm tăng nguy cơ bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, gây đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, chúng chứa một lượng lớn các cholesterol có hại cho cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục gan.

Tìm hiểu thêm: Sỏi túi mật có nên mổ không? Sỏi kích thước bao nhiêu thì phải mổ?

Viêm gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Không ăn các thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ

2.4 Nội tạng động vật

Các loại nội tạng động vật như tim, gan, lòng, phổi,… là món ăn khoái khẩu với nhiều người. Song ở các loại thực phẩm này lại tích tụ nhiều chất độc nên sẽ gây nguy cơ ngộ độc gan cao. Đặc biệt là đối với những người bị viêm gan, gan không hoạt động như bình thường,…

Ngoài ra, các loại nội tạng động vật còn chứa nhiều cholesterol và chất béo có hại, cản trở quá trình bài tiết của gan, thận, mật. Do vậy bạn cần tuyệt đối tránh xa những loại thực phẩm này.

2.5 Không nên ăn các loại hải sản

Các loại hải sản như tôm, mực, cua… có rất nhiều chất đạm, muối khoáng và chất dinh dưỡng. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây áp lực cho gan, ảnh hưởng đến quá trình thải độc và khiến tình trạng viêm gan ngày càng nặng hơn.

2.6 Đồ ăn nhiều muối, nhiều đường

Các loại thức ăn chứa nhiều muối, nhiều đường rất không tốt cho gan. Lượng muối nhiều trong thức ăn sẽ gây tích nước, gan sưng phù. Lượng đường quá nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và trao đổi chất của gan

Do đó, các bác sĩ cảnh báo người bị viêm gan cần hạn chế lượng muối và đường trong thức ăn để giảm tải áp lực thải độc của gan. Từ đó giúp cơ thể hồi phục và khỏe mạnh hơn.

2.7 Không dùng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá

Các loại đồ uống có ga, rượu bia, thuốc lá,… có chứa hoạt chất cafein rất cao. Khi chúng hấp thụ vào cơ thể sẽ tích tụ chất độc hại, làm biến đổi và phá hỏng gan.

Viêm gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm gan B có chữa đc ko?

Người bị viêm gan tuyệt đối tránh xa rượu bia, chất kích thích

Với những người bị viêm gan, suy giảm chức năng gan cần tuyệt đối tránh xa các sản phẩm này. Nếu sử dụng quá nhiều hoặc tiếp xúc thường xuyên sẽ khiến gan ngày một yếu dẫn đến ung thư và tử vong.

2.8 Thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp

Các loại thực phẩm này có chứa chất bảo quản và natri nên khi sử dụng sẽ khiến cho gan phải làm việc nhiều hơn, vất vả hơn. Đối với người viêm gan, ăn nhiều đồ chế biến sẵn, đóng hộp còn làm suy giảm chức năng gan và làm gan sưng phù.

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có những thông tin cụ thể nhất về viêm gan nên ăn gì và không nên ăn gì, từ đó ghi nhớ và thực hiện thường xuyên, áp dụng trực tiếp vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Đây chính là cách đơn giản và cần thiết nhất để sớm hồi phục chức năng gan, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *