Viêm kết mạc mắt hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè và có thể lây lan thành dịch. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm kết mạc mắt là do virus, vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng như bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc,… gây kích ứng mắt. Đây là loại bệnh có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng nếu như không có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời.
Bạn đang đọc: Chớ coi thường bệnh viêm kết mạc mắt
Viêm kết mạc mắt hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng. (ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc mắt
Viêm kết mạc mắt là tình trạng viêm tại vùng niêm mạc mắt gồm: kết mạc nhãn cầu (lớp mỏng trong suốt ở bề mặt lòng trắng) và kết mạc mi (lớp niêm mạc lót bên trong mi trên và mi dưới).
Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc mắt chủ yếu gồm 3 nhân tố sau:
Có 3 nguyên nhân chính gây bệnh viêm kết mạc mắt là do virus, vi khuẩn và tác nhân gây dị ứng. (ảnh minh họa)
Do virus
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất trong các trường hợp bị viêm kết mạc mắt, thường là do virus Adenovirus gây ra (chiếm đến gần 80%). Bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt hay dịch mắt của người bệnh.
Do vi khuẩn
Các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, Hemophilus influenza,… lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết thông qua các vật dụng cá nhân vệ sinh mắt hàng ngày như khăn mặt, chuốt mi, thuốc nhỏ mắt,… Và các triệu chứng do viêm kết mạc mắt do vi khuẩn thường nặng hơn do virus gây ra, do đó người bệnh cần đi thăm khám sớm với bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.
Do tác nhân dị ứng
Các tác nhân gây dị ứng mắt như bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, mỹ phẩm, thuốc,… khi tiếp xúc với mắt có thể là tác nhân gây viêm kết mạc mắt.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm kết mạc mắt
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Thay đục thủy tinh thể loại nào tốt và hiệu quả?
Dấu hiệu dễ nhận biết bệnh viêm kết mạc mắt là mắt đỏ, đau nhức, ngứa, hay chảy nước mắt,…(ảnh minh họa)
Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh vài ngày, người bệnh sẽ thấy đỏ mắt, mắt cộm như có vật gì vướng ở trong mắt, chảy nước mắt. Xuất tiết (rỉ mắt) nước trong, dính làm cho người bệnh khó mở mắt, nhất là buổi sáng khi mới ngủ dậy.
Khi kiểm tra sẽ thấy vùng kết mạc mi đỏ, mí mắt sưng. Ban đầu bệnh xuất hiện ở một mắt sau đó lan ra hai mắt. Nhiều trường hợp nặng có thể có màng giả (gọi là giả mạc) bao bọc mặt trong mi mắt, mi sưng, đau nhức, khó mở mắt.
Viêm kết mạc mắt nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng đến thị lực nhưng trong trường hợp bệnh nặng có thể viêm giác mạc mắt khiến thị lực bị giảm kèm theo chói sáng.
Người bệnh bị viêm kết mạc mắt có thể có sốt, viêm đường hô hấp trên, rồi loạn tiêu hóa (tiêu chảy), có hạch trước tai, tuy nhiên các biểu hiện này thường ít gặp.
Điều trị bệnh viêm kết mạc mắt như thế nào?
“Cái răng cái tóc là góc con người” nếu việc xử trí không đúng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của đôi mắt, không những thế việc tự ý mua thuốc về điều trị mắt không theo chỉ định từ bác sĩ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về mắt như loét giác mạc, glocom, viêm màng bồ đào,… sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt, có một số người không chịu đi thăm khám mà sử dụng một số biện pháp đông y như đắp lá, nhỏ nước lá vào mắt khiến gây bội nhiễm vi khuẩn và để lại các biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy khi có các biểu hiện của viêm kết mạc mắt, bạn nên đến các cơ sở nhãn khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác, cũng như có biện pháp điều trị an toàn và hiệu quả.
Đối với viêm kết mạc mắt do virus
Người bệnh cần điều trị toàn thân và điều trị mắt. Các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc uống sẽ giúp loại bỏ các virux gây bệnh. Bên cạnh đó người bệnh cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Ngủ đủ giấc, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian mắc bệnh. Tránh tiếp xúc với các khói, bụi…
Viêm kết mạc mắt do vi khuẩn
Cần điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh, không tự ý nhỏ kháng sinh vào mắt, có thể sử dụng thuốc tra mắt, thuốc nhỏ mắt, kết hợp với uống kháng sinh để trị bệnh.
Viêm kết mạc do dị ứng
Cần tránh các tác nhân gây dị ứng, điều trị bằng thuốc chống dị ứng kết hợp với thuốc nhỏ mắt, dung dịch Natriclorid 0.9% nhỏ mắt, mũi để vệ sinh mắt.
Lời khuyên của bác sĩ
>>>>>Xem thêm: Đau mắt đỏ sưng phù nề: Nguyên nhân và cách điều trị
Nếu thấy mắt có các biểu hiện như đỏ, ngứa, cộm, sưng,… bạn nên đi thăm khám với bác sĩ. (ảnh minh họa)
Viêm kết mạc cấp là một bệnh lành tính, nếu được khám và điều trị đúng bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 – 2 tuần, một số trường hợp có kèm theo viêm giác mạc bệnh có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm.
Vì vậy khi có triệu chứng viêm kết mạc mắt bạn cần chú ý giữ vệ sinh mắt sạch sẽ và đi thăm khám sớm với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.