Lý giải nguyên nhân gây ngứa mắt

“Chào bác sĩ dạo gần đây tôi thường hay bị ngứa mắt, càng dụi mắt càng ngứa, bác sĩ cho tôi hỏi tình trạng này của tôi có gây ra những nguy hiểm gì cho mắt không? Làm cách nào để hạn chế tình trạng này?”

Bạn đang đọc: Lý giải nguyên nhân gây ngứa mắt

Vũ Mai (Hòa Bình)

Chào bạn Mai, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống y tế của chúng tôi, chúng tôi xin được lý giải những thắc mắc của bạn như sau:

Nguyên nhân gây ngứa mắt

Để giải quyết được tình trạng ngứa mắt, trước tiên phải tìm được nguyên nhân. Thông thường nguyên nhân gây ngứa mắt là do:

Do dị ứng

Mắt ngứa thường là dấu hiệu của viêm kết mạc dị ứng do cơ thể phản ứng với một số chất gây dị ứng, nó có thể bắt nguồn từ thực phẩm hay môi trường xung quanh. Ngoài ra ngứa mắt cũng có thể do tiếp xúc với những động vật như chó, mèo…

Những người có cơ địa dị ứng thì khi thời tiết thay đổi, vào thời điểm giao mùa có thể bị ngứa mắt, sưng, viêm mắt…

Lý giải nguyên nhân gây ngứa mắt

Mắt ngứa có thể do cơ thể phản ứng với một số chất gây dị ứng như thực phẩm, tiếp xúc với lông chó, mèo… (ảnh minh họa)

Do khô mắt

Khô mắt do lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc do tốc độ bốc hơi nhanh, gây tổn thương bề mặt nhãn cầu và gây cảm giác khó chịu trong mắt, ngứa mắt, nóng, đau nhức mắt, khiến mắt bị mờ đi…

Do viêm bờ mi

Viêm bờ mi gây ra tình trạng ngứa, đỏ, chảy nước mắt, bề mặt nhãn cầu sưng, khô. Viêm bờ mi gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân, việc điều trị có khi rất dai dẳng vì xác định nguyên nhân thường khó chính xác hoàn toàn hoặc là do nhiều nguyên nhân cùng gây nên.

Do có vật thể lạ bay vào mắt

Hạt cát, khói bụi hay bất cứ vật thể nhỏ nào khác không may bay vào mắt cũng có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn.

Do mắt tiếp xúc với nước biển hoặc nước hồ bơi

Muối trong nước biển hoặc chất clo trong nước hồ bơi có thể gây khô mắt dẫn đến mẩn đỏ, ngứa mắt…

Mỏi mắt do sử dụng các thiết bị điện tử

Hiện nay, việc mọi người thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện kỹ thuật số như màn hình điện thoại, máy tính… ánh sáng của các phương tiện kỹ thuật số làm cho mắt căng thẳng, ngứa, thậm chí gây mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, thậm chí ảnh hưởng đến tầm nhìn.

Do đeo kính áp tròng

Kính áp tròng là loại kính đặc biệt được đeo lên đồng tử mắt, vì vậy mà việc vệ sinh kính áp tròng được đặt lên hàng đầu. Chỉ cần để kính áp tròng bị bẩn, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt của bạn.

Ngoài ra việc đeo kính áp tròng hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đôi mắt của bạn như ngứa mắt, tăng nguy cơ phát triển bệnh khô mắt, dị ứng khiến đôi mắt nhạy cảm, đỏ và ngứa.

Tìm hiểu thêm: Tật khúc xạ mắt là gì? Nhận biết các tật khúc xạ

Lý giải nguyên nhân gây ngứa mắt

Việc đeo kính áp tròng hàng ngày có thể dẫn đến ngứa mắt, khô mắt, dị ứng khiến đôi mắt nhạy cảm, đỏ, ngứa (ảnh minh họa)

Cách xử trí khi bị ngứa mắt

Khi thấy tình trạng ngứa, đỏ mắt kéo dài thì cần đi khám chuyên khoa mắt để được điều trị, không tự ý dùng thuốc tra mắt khiến tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và ngày càng khó chữa.

Ngoài ra để hạn chế tình trạng ngứa, đỏ mắt bạn nên chú ý chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của mình:

Cho đôi mắt nghỉ ngơi

Tránh làm việc với máy tính quá lâu, hạn chế xem tivi, thức quá khuya và buổi tối. Ngủ đủ giấc để mắt luôn sáng khỏe.

Bảo vệ đôi mắt khi đi ra đường và trước các dị nguyên có thể gây dị ứng

Nên đeo kính râm khi đi ra ngoài nắng hoặc môi trường nhiều khói bụi. Tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên có thể gây dị ứng như: lông súc vật, bụi nhà, phấn hoa, khói thuốc lá…

Bổ sung những thực phẩm tốt cho mắt

Nên ăn cá để tăng cường omega-3, ăn nhiều các loại rau máu xanh đậm như súp lơ xanh, rau cải ngồng hoặc củ quả máu đỏ như cà rốt, cà chua, gấc, cam… nhằm cung cấp vitamin A, C, E, kẽm… nhằm cung cấp những dưỡng chất không thể thiếu cho võng mạc mắt.

Lý giải nguyên nhân gây ngứa mắt

>>>>>Xem thêm: Tăng nhãn áp ăn gì tốt và kiêng ăn gì?

Khi thấy tình trạng ngứa, đỏ mắt kéo dài thì cần đi khám chuyên khoa mắt để có biện pháp điều trị phù hợp (ảnh minh họa)

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *