Những điều bạn cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ độ 2

Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 là căn bệnh không còn xa lạ nhất là trong xã hội hiện đại. Đây chính là tiền thân cho các bệnh nguy hiểm về gan như xơ gan, ung thư gan nếu không được chữa trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Những điều bạn cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ độ 2

1. Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 là gì?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị ứ đọng trong gan do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh phát triển theo 3 giai đoạn và bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 nằm trong các giai đoạn đó.

Cấp độ 1: Bệnh chưa biểu hiện ra ngoài. Người bệnh chỉ có cảm giác chán ăn, thường xuyên mệt mỏi. Đau bụng nhẹ, không rõ nguyên do.

Cấp độ 2: Ở giai đoạn này bệnh đã có những triệu chứng rõ ràng hơn như: Mệt mỏi kéo dài kèm chán ăn. Thường xuyên đau bụng, khi nhấn vào vị trí gan thấy đau. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên bệnh nhân nên đi khám ngay, không nên xem nhẹ và chủ quan. Nếu bệnh không được chữa trị ở giai đoạn này có thể sẽ diễn biến nặng hơn.

Cấp độ 3: Đây là giai đoạn cuối và nặng nhất của bệnh gan nhiễm mỡ. Ngoài những triệu chứng giống các giai đoạn trước thì giai đoạn này kèm theo da vàng, vàng lòng trắng mắt, đau vùng hạ sườn.

Bệnh ở cấp độ này rất khó chữa, nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Những điều bạn cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ độ 2

Các giai đoạn của bệnh gan nhiễm mỡ

2. Bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2 nguy hiểm như thế nào ?

Bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2 là giai đoạn chuyển tiếp giữa mức độ nhẹ sang nặng. Ở giai đoạn này gan vẫn có khả năng phục hồi như ban đầu nhưng còn tùy thuộc vào sức khỏe của người bệnh. Lúc này, lượng mỡ đã chiếm 10 – 20% tổng khối lượng gan. Các triệu chứng cơ bản của bệnh gan đã rõ ràng và bắt đầu gây phiền toái cho người bệnh. Mặc dù vậy các triệu chứng của viêm gan dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh thường gặp khác nên rất khó để phân biệt. Chỉ khi người bệnh đi khám bệnh định kỳ mới phát hiện ra.

Xét về mức độ nguy hiểm thì bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2 chưa nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quan vì bệnh rất dễ tiến triển sang giai đoạn nặng hơn nếu không được điều trị.

3. Cách chẩn đoán gan nhiễm mỡ

Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp.

3.1 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể phát hiện men gan cao nhưng khó xác định gan có nhiễm mỡ hay không. Cần kết hợp xét nghiệm máu cùng các xét nghiệm khác để cho kết quả chính xác.

3.2 Siêu âm và sinh thiết gan để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ độ 2

Phương pháp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ chính xác nhất là siêu âm và sinh thiết gan. Khi siêu âm có thể thấy các chất béo trong gan hiển thị thành các vùng màu trắng. Các chẩn đoán hình ảnh khác như MRI hoặc CT cũng có thể phát hiện được các vùng khác biệt.

Sinh thiết gan cũng là một phương pháp thường được sử dụng. Chuyên gia sẽ chèn một cây kim vào gan để lấy ra một phần mô gan. Mẫu mô được mang vào phòng thí nghiệm để kiểm tra. Bằng cách này có thể biết chắc chắn gan của bạn có nhiễm mỡ hay không. Việc lấy mô gan này cũng giúp các bác sĩ xác định được nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ.

Những điều bạn cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ độ 2

Sinh thiết gan là cách chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 tốt nhất.

4. Các phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ độ 2

Khi chắc chắn mình đã bị gan nhiễm mỡ, người bệnh nên nhanh chóng thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Hiện nay có một số phương pháp để điều trị bệnh như:

4.1 Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 bằng thuốc

Cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 2 là dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh, bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc hỗ trợ nhằm giảm ứ đọng mỡ trong gan.

– Sử dụng thuốc hỗ trợ chuyển hóa lipoprotein trong cơ thể để hạn chế tình trạng tích tụ mỡ.

– Thuốc cung cấp choline cần thiết cho cơ thể. Giúp tăng cường dưỡng chất trong gan, giải độc, làm tan mỡ trong gan.

– Thuốc có chứa các acid amin giúp duy trì và phục hồi tế bào, chức năng của gan đã bị tổn thương.

– Bổ sung các loại thuốc chứa vitamin E,B,C giúp hòa tan chất béo trong gan. Các loại vitamin này còn giúp ngăn chặn mỡ hóa, bảo vệ tế bào gan.

Lưu ý: Những thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Ngoài ra, cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng hướng.

Tìm hiểu thêm: Viêm gan C có lây không và lây qua đường nào nhanh nhất?

Những điều bạn cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ độ 2

Điều trị gan nhiễm mỡ bằng thuốc

4.2 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và duy trì tập luyện

Ngoài biện pháp sử dụng thuốc, theo các chuyên gia về bệnh gan thì việc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp cũng rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Chế độ ăn uống

Người bệnh cần nghiên cứu để ăn những thực phẩm giúp bổ trợ cho chức năng của gan. Đồng thời tránh xa các thức ăn, đồ uống ảnh hưởng xấu tới gan.

– Bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm có tính giải nhiệt, mát gan. Cung cấp cho cơ thể các thực phẩm có chứa hoạt chất có khả năng thải độc tố ra khỏi cơ thể thường tìm thấy trong các thực phẩm có màu đỏ, màu xanh. Bổ sung thảo dược như: Trà xanh, diệp hạ châu,…

– Không nên uống nhiều bia rượu, đồ uống có gas hoặc kiêng được là tốt nhất. Những thực phẩm chiên rán, chứa nhiều giàu mỡ cũng nên hạn chế ăn. Chúng sẽ làm cho lượng cholesterol tăng cao. Những thực phẩm có vị cay sẽ gây nóng gan vì vậy không nên ăn nhiều để giảm gánh nặng cho gan.

Tập luyện

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể lựa chọn một bộ môn thể thao hoặc các bài tập phù hợp. Nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như: Yoga, đi bộ,…Tập luyện quá sức sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, gây ra áp lực cho gan.

5. Ai dễ bị bệnh gan nhiễm mỡ?

Bệnh gan nhiễm mỡ thường phát triển trong âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Thường các trường hợp mắc bệnh là do đi khám sức khỏe định kỳ hoặc tầm soát bệnh khác và vô tình phát hiện ra.

Tuy nhiên cũng có một số đối tượng nằm trong khả năng bị bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 2 cao.

– Những người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, có chất kích thích.

– Những người bận rộn, thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng gói sẵn.

– Người cao tuổi.

– Người thường xuyên nhịn đói để giảm cân nhanh chóng.

– Người đã từng bị bệnh gan

– Những béo phì, thừa cân cũng có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cao. Các chuyên gia cho rằng vòng eo càng lớn thì sẽ càng có nguy cơ bị nhiều bệnh, trong đó có gan nhiễm mỡ.

– Những người có nếp sống không khoa học: Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước có gas, lười vận động,…Các thói quen trên sẽ dẫn đến ứ đọng glycogen và các chất béo gây ra gan nhiễm mỡ.

6. Cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ thường do chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ gây ra. Để phòng ngừa bệnh, chúng ta cần xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học. Một số biện pháp phòng tránh như cần thực hiện như:

– Không uống quá mỗi ngày 1 lon bia. Rượu vang có tác dụng tốt đối với cơ thể nhưng chỉ nên uống không quá 1 ly mỗi ngày.

– Nên nghiên cứu về khẩu phần ăn và cân đối sao cho bữa ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Bổ sung quá nhiều hoặc quá ít thực phẩm cũng không tốt.

– Tránh ăn các đồ nhiều đường, chất béo, nhiều muối thường có trong các loại đồ ăn nhanh.

– Những người thừa cân nên ăn kiêng để giảm cân. Tuy nhiên nên ăn uống ở mức vừa phải, ăn kiêng quá mức sẽ phản tác dụng.

– Tăng cường tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe của bản thân.

– Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh lý thường gặp, trong đó có bệnh gan.

– Khi phát hiện thấy có các dấu hiệu của bệnh cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 2 càng chữa sớm thì cơ hội phục hồi của gan càng cao.

Những điều bạn cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ độ 2

>>>>>Xem thêm: Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì và cần tránh ăn gì?

Xây dựng nếp sống lành mạnh sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh tật

Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 tuy chưa quá nguy hiểm nhưng gây không ít phiền toái cho người bệnh. Điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ lộ trình điều trị của bác sĩ và giữ tinh thần lạc quan để cơ thể nhanh chóng khỏe mạnh.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *